Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

TẠI SAO NGUYỄN QUANG A DỊCH HỒI KÝ TRIỆU TỬ DƯƠNG?




Văn Việt đang đăng tải phần dịch Hồi ký Triệu Tử Dương do TS Nguyễn Quang A dịch. Cuốn hồi ký này "bóc phốt" nhiều vấn đề của nền chính trị Trung Quốc và cho thấy những mầm mống manh nha chống Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bén rễ ngay từ trong nội bộ. Triệu Tử Dương, người đứng về phe cải cách dân chủ và bị cách chức sau vụ Thiên An Môn 1989 xứng đáng được coi là biểu tượng của một nhà cải cách. Văn Việt, thế lực trí thức đắc lực trong hệ thống quyền lực của Nguyễn Quang A rất tích cực chia sẻ các chương bản dịch cuốn hồi ký này.

「Nguyễn Quang A」的圖片搜尋結果

 ã€ŒHá»’I KÝ TRIỆU TỬ DƯƠNG」的圖片搜尋結果
Cuốn hồi ký này là một tài liệu đáng tham khảo cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về sự kiện Thiên An Môn, tuy nhiên, khi rơi vào tay Văn Việt và Nguyễn Quang A thì nó được sử dụng như một công cụ để truyền thông chống lại Đảng Cộng Sản nói chung chứ không phải chỉ Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nguyễn Quang A không chỉ dịch hồi ký Triệu Tử Dương mà đã rất dầy công dịch nhiều sách khác về chuyển đổi dân chủ bằng hình thức biểu tình. Những cuốn sách này đều là tài liệu để hướng dẫn các nhà hoạt động dân chủ tổ chức biểu tình và chống đối lại chính quyền. Văn Việt, tổ chức thường xuyên được Nguyễn Quang A tài trợ cũng góp phần truyền bá và giới thiệu các tài liệu này chèn vào các bài viết về văn học để gây ảnh hưởng tới đại bộ phận các văn nghệ sĩ.

Vậy Triệu Tử Dương là ai và có vai trò như thế nào mà khiến Nguyễn Quang A hứng thú đến thế? Ông là người đề xuất mở cửa kinh tế Trung Quốc từ năm 1987, thế nhưng phải đến 1990 đề xuất này mới được thực hiện. Vai trò chính trị của ông bị giảm sút sau khi ông tỏ ra đứng về phe "phản cách mạng" trong thảm sát Thiên An Môn. Nguyên nhân của cuộc biểu tình rầm rộ tại Thiên An Môn đến từ việc các khó khăn về kinh tế đã bị thế lực chống Đảng trên thế giới lợi dụng, kích động cuộc bạo loạn này.  Triệu Tử Dương là người đã cố gắng lái sự việc biểu tình này  "một con đường dựa trên dân chủ và quy định của pháp luật" và thể hiện thái độ đứng về phía người biểu tình. Tuy nhiên, Triệu Tử Dương đã thất bại vì các sinh viên không chịu dừng cuộc biểu tình và chính phủ Trung Quốc quyết định dùng biện pháp cứng rắn để đàn áp triệt để.

Triệu Tử Dương là khuôn mẫu và Nguyễn Quang A và phe cánh chính trị của ông ta với Những Chu Hảo, Nguyên Ngọc, Phạm Chi Lan... hướng tới. Họ luôn tự coi họ là người đứng giữa hòa giải và tổ chức đối thoại giữa chính quyền và phe biểu tình, thế nhưng trên thực tế, họ hoàn toàn đứng về phe biểu tình. Thay vì giải thích các chính sách hợp lý của nhà nước với người dân, đặc biệt là những người biểu tình, song song với đề đạt dân ý lên chính quyền và góp ý với các chính sách của chính quyền bằng thái độ khách quan và khoa học, thì họ lại chọn cách sử dụng phe biểu tình như một thế lực để tạo thanh thế cho mình, sử dụng sức ép ấy kết hợp móc ngoặc với các đại sứ quán Âu - Mỹ, chèn ép chính quyền Việt Nam hiện nay. Thậm chí, họ còn không cố gắng tạo ra đối thoại như Triệu Tử Dương đã làm trong sự kiện Thiên An Môn, mà mỗi lần biểu tình họ còn cố đổ thêm dầu vào lửa. Và hồi ký Triệu Tử Dương là một trong số các nhiên liệu cần thiết để mồi lửa ấy ngày càng to cho đến khi bùng nổ. 
 Nguyễn Biên Cương

1 nhận xét: