Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

Không có chuyện "phân biệt đối xử" với đồng bào dân tộc Tây Nguyên


Thời gian qua, một loạt tài liệu mang danh "báo cáo nhân quyền thường niên" từ Bộ Ngoại giao Mỹ, từ các tổ chức mang danh nhân quyền như Freedom House đưa ra các báo cáo thiếu thiện chí với những suy diễn cố tình bóp méo sự thật về tình hình, đời sống của các dân tộc Tây Nguyên kiểu như "sự phân biệt đối xử của xã hội với người dân tộc thiểu số đã tồn tại từ lâu và tiếp tục dai dẳng…”, hay "Nhà chức trách viện dẫn các quy định về an ninh quốc gia để bỏ tù những người dân tộc thiểu số do họ có liên hệ với các tổ chức nước ngoài mà chính phủ cho là có mục đích ly khai…”...lộ rõ mục đích khoét sâu mâu thuẫn, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại chủ quyền, an ninh quốc gia.
Không có gì là lạ khi chính một số Việt kiều lên án, những báo cáo nhân quyền này thường lấy nguồn, dữ liệu từ một số tổ chức chống phá Việt Nam cực đoan như BPSOS, Việt Tân,... hay từ chính dữ liệu từ các báo cáo nhân quyền của mấy tổ chức nhân quyền xào xáo lẫn nhau để quy kết (kiểu như Freedome House lấy dữ liệu từ BPSOS, Bộ Ngoại giao Mỹ lại lấy "quy kết", chấm điểm của Freedom House làm căn cứ cho "quy kết" của mình)
 

 
Làm ngay phép so sánh điều kiện sinh sống trước khi giành được chính quyền, đánh đuổi Mỹ xâm lược với điều kiện và trình độ phát triển hiện nay của người dân tộc Tây Nguyên cho thấy rõ cáo buộc vô lí và thiếu căn cứ này:
 
(1) Người dân tộc bản địa Tây Nguyên ngày xưa sống tăm tối giữa sự vây hãm triền miên trong lạc hậu, đói nghèo.
Thời Pháp thuộc rồi đến thời Mỹ – Ngụy, đại ngàn là mảnh đất màu mỡ để bọn thực dân, đế quốc khai thác nguồn tài nguyên giàu có. Những chủ nhân của núi rừng bị biến thành thân phận nô lệ; mồ hôi, nước mắt và máu của đồng bào đã đổ xuống cho những đồn điền cao su, hồ tiêu, cà phê tốt tươi. Biết bao người thịt nát, xương tan dưới hầm mỏ hay trên những cung đường xuyên núi cao, rừng thẳm mà kẻ thù đã dùng sức đồng bào để đào, để mở phục vụ cho mục đích vơ vét của chúng. “Nếu không có người Thượng thì ai khiêng Tây đi, ai gánh đá lát đường”. Lời của một sử gia nước ngoài như vẽ lên bức tranh tả thực về thân phận của đồng bào Tây Nguyên trong những năm tháng đất nước còn chìm trong đêm đen nô lệ. Cùng với cuộc sống đói cơm, nhạt muối, đạn xới, bom cày, các tộc người thiểu số bị đối xử bất bình đẳng, khinh rẻ, kỳ thị. Kẻ thù còn sử dụng chính sách “ngu dân”, gây nghi kỵ, hận thù, kích động các dân tộc anh em chém giết lẫn nhau…
Tây Nguyên hiện nay thực sự được giải phóng, đổi đời. Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều nghị quyết, nhiều chương trình và đầu tư những nguồn lực quan trọng nhằm phát triển Tây Nguyên và từng bước cải thiện cuộc sống đồng bào. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa IX), Quyết định 168 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển kinh tế – xã hội đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Tây Nguyên” và các chương trình giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sạch, nhận bảo vệ rừng… đã tập trung các nguồn lực đầu tư và làm thay đổi toàn diện địa bàn chiến lược này.
 
(2) Ngày xưa Tây Nguyên xa xôi, heo hút thường được ví là nơi “rừng thiêng, nước độc”; ngày nay, giao thông ở khu vực này phát triển chưa từng có với mạng lưới đường bộ gần 40 ngàn km, đường hàng không với 3 sân bay cùng 2 dự án đường sắt và các dự án đường cao tốc hiện đại đang từng bước triển khai. Giao thông thuận lợi đã làm thay đổi diện mạo các buôn làng, kết nối các chuỗi đô thị, các tỉnh trong khu vực và mở rộng cơ hội giao thương với các trung tâm lớn trong nước và các nước trong khu vực. Trên vùng đất 5 tỉnh của 5 triệu người thuộc 47 dân tộc cư trú, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số bản địa chiếm khoảng 34% với khoảng 1,6 triệu người, từ buôn làng đến phố thị đều mang sắc màu tươi mới, tràn đầy sức sống.
Những năm đầu sau giải phóng, nhiều dân tộc thiểu số Tây Nguyên vẫn còn giữ tập quán du canh du cư, cuộc sống bất ổn, nghèo đói, lạc hậu và bệnh tật. Nhà nước đã sớm tổ chức cho người dân định canh định cư, ổn định cuộc sống, làm quen với sản xuất hàng hóa. Trên miền đất gian khó ngày xưa, dần xuất hiện những buôn làng giàu có, văn minh, nhiều tỉ phú người đồng bào dân tộc thiểu số; GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 40 triệu đồng. Toàn vùng có 3 huyện, thị và 123 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tây Nguyên ngày nay được biết đến là một vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước với những con số ấn tượng: Gần 600 ngàn héc-ta cà phê, sản lượng bình quân 1,3 triệu tấn hằng năm; 72 ngàn héc-ta hồ tiêu, sản lượng mỗi năm đạt từ 121 ngàn tấn; cao su, điều, rau, hoa và các loại cây ăn quả đều phát triển mạnh. Sự nghiệp xóa đói giảm nghèo được chú trọng, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 15% và hộ cận nghèo còn khoảng 4,5%, hàng năm giảm khoảng 3%. Số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế toàn vùng đạt 55%, xã và trạm y tế có bác sĩ đạt 88%, số bác sĩ trên một vạn dân đạt 7,42%; tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 72%.
 
(3) Quy mô và chất lượng giáo dục của Tây Nguyên đã được nâng cao. Hệ thống trường dân tộc nội trú các cấp được phủ khắp địa bàn với những chính sách ưu đãi về điều kiện học tập, sinh hoạt, đời sống cho con em đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên cũng là minh chứng thể hiện tính ưu việt của chế độ…
 
Không phải tư dưng người dân tộc Tây Nguyên đã ủng hộ, đi theo cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Việc lợi dụng một vài vụ việc hiện tượng nhằm đánh đồng, phủ nhận, xuyên tạc chính sách phát triển vùng Tây Nguyên là mưu đồ bẩn thỉu.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét