Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

Mối nguy tiềm ẩn từ cổ súy lập “Nhà nước Mông”


Ở nhiều tỉnh miền nui phía Bắc, nhất là vùng đồng bào dân tộc Mông luôn tồn tại mối nguy từ tín ngưỡng về lập Nhà nước riêng của người Mông – sản phẩm chính sách “chia để trị” từ thời Pháp thuộc. Các tổ chức phản động trong người Mông luôn khai thác yếu tố này để xây dựng tà đạo phực vu cho mưu đồ chính trị đen tối của mình, như tà đạo Vàng chứ, Dương văn Mình, Giê Sùa, Bà Cô Dợ...

Chúng đã lợi dụng sự kém hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng lại rất dễ tin nên để truyền đạo. Bên cạnh đó, chúng sử dụng một số phương tiện hành đạo như: tranh, ảnh, băng đĩa…có nội dung về đạo để củng cố, chứng minh thêm vào lời nói của mình. Với cách thức đó, chúng đã lôi kéo, tập hợp được một số quần chúng và đương nhiên những đối tượng đó trở thành những người có uy tín tiếp tục thực hiện việc truyền đạo.


 

Số đối tượng “cầm đầu đạo” ráo riết tuyên truyền lôi kéo đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào Mông theo đạo. Số lượng đồng bào theo đạo không ngừng ra tăng..

Đối tượng chúng nhằm vào để tuyên truyền phát triển đạo là những gia đình, những người có hoàn cảnh khó khăn như: ốm đau, bệnh tật hay bị rủi ro trong cuộc sống, gắn với việc chữa bệnh, cúng bái để tuyên truyền đạo. Điển hình là trường hợp 01 hộ dân ở bản Bãi Lươn, xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã được nhận số tiền 03 triệu đồng từ tổ chức tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” nhằm mục đích hỗ trợ, động viên về vật chất và tinh thần hộ gia đình trên do có 02 thân nhân chết trong cùng một năm.

Thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng cầm đầu đạo là trực tiếp đến từng nhà, gặp từng người để tuyên truyền đạo, thông qua đó chúng tán phát tài liệu rộng rãi trong quần chúng. Bên cạnh đó, các đối tượng cầm đầu đạo cũng lợi dụng triệt để các buổi đọc kinh, cầu nguyện nhằm gợi trí tò mò cho những người theo đạo để thu hút người dân. Kết hợp với uy tín của mình, chúng đã lôi kéo được đông đảo quần chúng bỏ phong tục truyền thống gia nhập đạo.

Chúng chủ yếu nhằm vào tâm lý sợ hãi, sự lạc hậu cũng như ước mong thoát khỏi đói nghèo của người dân. Đưa ra các luận điệu như: “trái đất sẽ nổ tung”, “theo đạo không làm mà vẫn có ăn, theo đạo thì sẽ được sống sung sướng, hạnh phúc và khi chết được lên thiêng đàng”. Chúng trực tiếp hướng dẫn cho đồng bào nhập đạo cách đuổi ma nhà, nhập đạo và hát thánh ca.

Các tín đồ thường tập trung vào ngày cuối tuần tại các “nhà nguyện” trái phép để cầu nguyện. Số lượng người tham gia bao gồm toàn bộ những người theo đạo tại một bản không phân biệt già trẻ, gái trai. Các đối tượng trưởng đạo có thể nói trực tiếp hoặc sử dụng loa đài phát bằng tiếng Mông. Nội dung tập trung rao giảng về đức tin của người dân tộc Mông đối với Chúa Giê-su, phải tin vào Chúa mới được chúa cứu vớt…

Để phát triển tôn giáo của mình, một số đối tượng cầm đầu đã tìm cách xây dựng các cơ sở thờ tự, địa điểm sinh hoạt tôn giáo trái phép. Hoạt động xây dựng củng cố cơ sở thờ tự trái phép diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể là vừa làm đơn vừa tiến hành xây dựng mà không cần sự chấp thuận của chính quyền hoặc là tự ý tiến hành mà không làm thủ tục xin phép chính quyền hoặc làm vượt quá mức cho phép của chính quyền. Không những thế, các đối tượng cầm đầu đạo còn tự ý sửa chữa, mở rộng xây mới thêm các phòng sinh hoạt. Các đối tượng lấy lý do là dựng nhà ở, sau đó chuyển tượng, cây thánh giá và bàn ghế vào nhà nguyện rồi tiến hành tụ tập sinh hoạt.

Việc phát triển đạo trái phép đã gây nên tâm lý hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, giữa người theo đạo và không theo đạo, giữa anh em dòng họ với nhau, giữa những thành viên ruột thịt trong gia đình, làm xói mòn về giá trị đạo đức truyền thống, phá bỏ những phong tục tập quán tốt đẹp, lâu đời của đồng bào dân tộc Mông trong việc thờ cúng tổ tiên. Thậm chí khi có việc đồng áng, ma chay, cưới xin không mời nhau, có nơi dẫn đến xung đột gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn. Người dân dễ bị các thế lực xấu lợi dụng, xúi giục, dẫn đến hành vi chống đối; gây phương hại đến sự ổn định chính trị, ảnh hưởng đến khối đoàn kết cộng đồng các dân tộc; đến sự lãnh đạo, quản lý xã hội của Đảng, Nhà nước, làm cho hệ thống chính trị cơ sở giảm hiệu lực, mất uy tín.

Bản thân những người học đạo, theo đạo phải bỏ cả việc lao động, sản xuất để dành thời gian học đạo, đọc kinh, cầu nguyện… Hoạt động này đã làm đảo lộn đời sống sinh hoạt bình thường của người dân. Vì vậy, họ vốn đã nghèo lam lũ, nay lại càng nghèo và lam lũ hơn. Mặt khác, tình hình dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, việc lôi kéo người dân tham gia tụ tập đông người cũng dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Các hoạt động tôn giáo trái pháp luật trên đã và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra nhiều vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Mọi người dân cần cảnh giác để không bị mắc mưu kẻ xấu trở thành công cụ của các đối tượng cầm đầu đạo tự xưng; đồng thời, kiên quyết đấu tranh, vạch trần luận điệu tuyên truyền và các hoạt động của những kẻ lợi dụng để chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở trên địa bàn./.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét