Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Ai là kẻ “dối trá” và “bán nước” trong sự kiện Tư Chính?



Khi Trung Quốc cho tàu thăm dò, tàu cảnh sát biển xâm nhập bãi Tư Chính của Việt Nam, báo chí “lề trái” đã tuyên truyền những gì? Các bài viết mà họ đưa ra có đúng sự thật và hợp lý không? Hãy cùng nhìn toàn cảnh dư luận trước khi trả lời câu hỏi đó.
Ngày 12/07/2019, khi South China Morning Post đưa tin về xung đột tại Tư Chính, báo chí và chính phủ ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều chưa lên tiếng về sự kiện này. Nhân đó, giới chống đối đồng loạt tuyên truyền rằng Chính phủ Việt Nam “hèn nhát”, “bịt miệng báo chí”, “dâng biển cho giặc”. Có người còn tung tin đồn sai sự thật rằng Nhà nước Việt Nam đã đồng ý giao bãi Tư Chính cho Trung Quốc, nhưng hải quân Việt Nam không đồng ý và đang chống lại; để nhân đó kêu gọi lật đổ chế độ. Tin này lây lan khá rộng, do được ông Hồ Cương Quyết (người Pháp từng được cấp quốc tịch VN nhưng những năm gần đây ngả hẳn về giới dân chửi, cờ vàng chống chính quyền) share trên Facebook cá nhân.

Ngoài ra, dư luận phi chính thống cũng hình thành một số yêu sách mà họ muốn chính phủ đáp ứng.

Cụ thể, về mặt đối ngoại, Nguyễn Quang Dy, Trương Nhân Tuấn và Chiến Thành (RFA) đòi Chính phủ kết đồng minh với Mỹ để “thoát Trung”. Bài của Nguyễn Quang Dy có ảnh hưởng mạnh nhất – do xuất hiện sớm nhất, dùng nhiều kiến thức chuyên môn nhất, và được chia sẻ nhiều nhất bởi giới trí thức trong và ngoài nước. Nguyễn Ngọc Chu đòi Chính phủ Việt Nam kiện Trung Quốc. Đảng Việt Tân đòi coi Trung Quốc là kẻ thù, đòi quân đội Việt Nam chủ động nổ súng để gây chiến tranh. Nhiều cá nhân chống đối nói thẳng trên Facebook rằng họ muốn có chiến tranh để Mỹ đem quân can thiệp, nhân tiện thay đổi chế độ.






Về mặt đối nội, giới chống đối đồng loạt tận dụng vụ việc này để đòi “quyền được biết”, quyền tự do báo chí, quyền biểu tình. Khi bàn về “tự do báo chí”, họ cũng công kích việc báo chí chính thống im lặng trước sự kiện; hoặc việc một số gương mặt có địa vị trong làng báo chính thống – như “Nguyễn Quang Lập, Bùi Thanh, Hoàng Hải Vân, Lưu Trọng Văn, Huy Đức” – viết trên Facebook cá nhân rằng vụ Tư Chính “không có gì nghiêm trọng”.

Về mặt nội chính, giới chống đối lợi dụng vụ việc để tác động đến công tác nhân sự của Đại hội Đảng lần thứ XIII. Đỗ Ngà, Vũ Đông Hà và ekip Dân Làm Báo tiếp tục chiến dịch tuyên truyền có từ tuần trước, rằng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chuẩn bị “dâng biển”, “dâng 3 đặc khu kinh tế” cho Trung Quốc, để đổi lấy vị trí trong Đại hội Đảng lần thứ XIII. Kênh Youtube KTV1 tung ra danh sách “8 Ủy viên Bộ Chính trị” ủng hộ “đề nghị của bà Kim Ngân”, rằng Việt Nam sẽ “chia đôi bãi Tư Chính cho Trung Quốc”. Bùi Thanh Hiếu tuyên truyền rằng các gương mặt làng báo nói vụ Tư Chính “không có gì nghiêm trọng” đều là “dư luận viên” của các ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Xuân Phúc.

Để biện minh cho bộ yêu sách vừa nêu, giới chống đối trộn lẫn 2 luồng tư tưởng, tình cảm vốn không liên quan đến nhau. Một, là chủ nghĩa dân tộc cực đoan và lòng căm thù Trung Quốc (được đại diện bởi hầu hết các gương mặt chống đối cao tuổi hoặc trung tuổi, từng sống trong thời chiến tranh ở cả miền Nam lẫn miền Bắc). Hai là tư tưởng về các quyền tự do cơ bản, tức nền tảng của mô hình dân chủ phương Tây (được phát biểu rõ nhất bởi 2 cây bút của Luật khoa Tạp chí, là Khải Đơn và Trịnh Hữu Long).

Như vậy, so với truyền thông Nhà nước, báo chí “lề trái” đã đưa tin khá kịp thời về các diễn biến của ở bãi Tư Chính, ngay sau khi báo chí nước ngoài đưa tin. Tuy nhiên, khi bình luận về sự kiện, họ lại có 3 hạn chế.

Thứ nhất, thay vì giúp dư luận hiểu rõ sự kiện, họ lèo lái dư luận để phục vụ mục đích chính trị riêng của mình. Cụ thể, trong khi xung đột trên biển diễn ra giữa Trung Quốc và Việt Nam, họ hướng sự công kích của dư luận vào Chính phủ Việt Nam, hoặc vào các quan chức cấp cao mà họ muốn hạ bệ trước thềm Đại hội Đảng. Trong khi cái cần giữ là hòa bình và độc lập, họ lợi dụng sự kiện để kích động bạo loạn, chiến tranh, và để khiến Việt Nam bị lệ thuộc vào phương Tây. Như vậy, dù nhân danh quốc gia, họ đang hy sinh lợi ích chung của quốc gia cho những ý muốn vị kỷ của phe phái.

Thứ hai, họ đưa khá nhiều tin sai sự thật. Cụ thể, các diễn biến thực tế trong tuần qua đã phủ nhận 4 tin đồn do họ tung ra – gồm tin “Nhà nước đã giao bãi Tư Chính cho Trung Quốc”, tin “bà Kim Ngân dâng biển cho Trung Quốc”, tin “8 Ủy viên Bộ Chính trị đề nghị chia đôi bãi Tư Chính cho Trung Quốc”, và tin “vụ Tư Chính là bước đầu để hợp thức hóa Mật ước Thành Đô”. Ngoài ra, chính các nhà “dân chửi” đã tự lật tẩy một số tin giả, ảnh giả để kích động biểu tình:


Thứ ba, họ bình luận về vụ việc theo cách không công bằng. Họ công kích mọi thiếu sót của Chính phủ Việt Nam, nhưng lại lờ đi những thành quả ngoại giao của chính phủ – như việc Mỹ lên tiếng về “vụ Tư Chính” vào ngày 20/07, và Tư lệnh Tuần duyên Mỹ nhấn mạnh quan hệ hợp tác với Cảnh sát biển Việt Nam vào ngày 23/07, dù Việt Nam chưa đặt vấn đề liên minh với Mỹ.

Tóm lại, báo chí “lề trái” chưa có tư cách nhân danh sự thật, hoặc nhân danh Tổ quốc, khi đưa tin và bình luận về các sự kiện trên Biển Đông. Dù họ chửi người khác là “dối trá” và “bán nước”, thực tế lại chứng minh hai từ này vẫn đang khá hợp để mô tả họ.


2 nhận xét:

  1. Một sự xuyên tạc đầy trắng trợn của đám dân chủ khi đang lợi dụng vụ việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở bãi Tư Chính nước ta để hướng lái dư luận tấn công Chính phủ, tấn công các cán bộ lãnh đạo cấp cao nước ta, hướng lái dư luận theo âm mưu riêng của chúng. Báo chí lề trái lúc nào cũng vậy, cũng đầy rẫy "âm mưu" và sự "dối trá" vì vậy chúng ta nên cẩn trọng trước những thông tin bịa đặt này để không bị chúng dắt mũi.

    Trả lờiXóa