Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

Những luận điệu xuyên tạc vụ án Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách!

 

 

Ngày 2/7/2021, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với  Mai Phan Lợi để điều tra về tội trốn thuế quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015. Viện KSND cùng cấp cũng đã phê chuẩn các quyết định và lệnh trên. Tòa án nhân dân TP Hà Nội sắp đưa vụ án Mai Phan Lợi, cựu Chủ tịch Hội đồng khoa học MEC ra tòa cùng đồng phạm để xét xử hành vi "Trốn thuế". Cùng với diễn biến này, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 8/7 đã ra thông cáo báo chí nói rằng cáo buộc trốn thuế mà cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra đối với nhà báo Mai Phan Lợi là cáo buộc ngụy tạo. Do đó chính phủ Việt Nam cần hủy bỏ cáo buộc đó và trả tự do ngay cho ông này.


Ông Daniel Bastard, trưởng Văn phòng Châu Á- Thái Bình Dương của RSF, nói: “Chúng tôi không bị lừa bởi cáo buộc trốn thuế mà cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra đối với ông Mai Phan Lợi. Tất cả đều cho thấy đó chỉ là một cớ nhằm bị miệng một nhà báo cố gắng thực thi công việc truyền tải thông tin đến cho các đống bào của ông một cách đúng đắn.”

 


Và tại một số bài viết khác, nhà đài có “thâm niên” chống Việt Nam này còn cho biết thêm: Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) vào ngày 8/7 ra thông cáo báo chí nhận định rằng việc bắt giữ nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách của chính phủ Việt Nam là biện pháp nhằm ngăn chặn tiến trình hình thành ‘Nhóm Tư vấn trong nước (DAG)’. Nhóm này bao gồm các xã hội dân sự độc lập theo qui định của Hiệp ước Mậu dịch Tự Do Liên Âu-Việt Nam (EVFTA).

 

Không hiểu RSF căn cứ vào đâu để khẳng định như đinh đóng cột rằng cáo buộc trốn thuế mà cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra đối với nhà báo Mai Phan Lợi là cáo buộc “ngụy tạo”; và cũng không hiểu dựa vào đâu mà VCHR có thể đưa ra nhận định rằng việc bắt giữ Mai Phan Lợi là biện pháp nhằm ngăn chặn tiến trình hình thành “Nhóm Tư vấn trong nước (DAG)”?

 

Theo cáo trạng, từ năm 2012 đến tháng 3/2021, Lợi đã chỉ đạo Bạch Hùng Dương và nhân viên của Trung tâm MEC nhận gần 20 tỷ đồng để thực hiện các công việc theo thỏa thuận cho các tổ chức trong nước và nước ngoài, nhưng không nộp báo cáo tài chính, không nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, không nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan quản lý thuế theo quy định, không có sổ kế toán theo quy định. Số tiền thuế trốn là gần 2 tỷ đồng tương ứng số tiền Trung tâm MEC đã nhận là gần 20 tỷ đồng.

Như vậy, Mai Phan Lợi đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Và những hành vi này vi phạm pháp luật cụ thể như thế nào, đến đâu sẽ được các cơ quan bảo vệ pháp luật làm rõ. Việc cơ quan chức năng thi hành lệnh khởi tố, bắt bị can để tạm giam đối với Mai Phan Lợi hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật, đây là việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Cần nhìn nhận rằng, ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, những kẻ vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là cáo buộc “ngụy tạo”; hay là biện pháp nhằm ngăn chặn tiến trình hình thành “Nhóm Tư vấn trong nước (DAG)” như những luận điệu mà RSF, VCHR đưa ra.

 

Một lần nữa, những “con rối” đội lốt nhân quyền như RSF, VCHR lại núp bóng “nhân quyền” đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan và định kiến, thù địch về Việt Nam. Việc đưa ra những tuyên bố sai sự thật trên thực chất là một sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét