Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

Cần phải xem xét tư cách luật sư tại phiên tòa phúc thẩm vụ án Vũ Quang Thuân và đồng bọn!


Ngày 10/07/2018 vừa qua, phiên xử phúc thẩm ba thành viên Phong trào Chấn hưng Nước Việt, là Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc đã diễn ra ở Hà Nội. Ba bị cáo được bào chữa bởi 10 luật sư, là Trần Vũ Hải, Lê Văn Luân, Lê Văn Hòa, Trịnh Vĩnh Phúc, Ngô Anh Tuấn, Ngô Ngọc Trai, Đoàn Thái Duyên Hải, Hà Huy Sơn, Lê Thu Huyền, và Nguyễn Văn Miếng. Sau phiên xử kéo dài từ 8h30’ đến 20h35’, với 2 giờ nghỉ trưa, tòa đã tuyên ba bị cáo y án sơ thẩm. Theo đó, Vũ Quang Thuận nhận 8 năm tù giam, còn Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc mỗi người 6 năm. Trước và sau phiên tòa, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối, tổ chức quốc tế và sứ quán đã làm truyền thông hỗ trợ ba bị cáo.

Cụ thể, trước phiên tòa, cựu nhà báo Phạm Thành (người bảo trợ của Vũ Quang Thuận) đã viết bài ca ngợi Thuận, luật sư Ngô Ngọc Trai đã viết bài ca ngợi thân chủ Trần Hoàng Phúc, và luật sư Lê Luân viết bài phê phán các quyết định của tòa sơ thẩm; những bài này đều đăng trên Facebook cá nhân. Ngày 08/07/2018, Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà, Hà Nội tổ chức một “lễ cầu nguyện vì công lý và hòa bình”, trong đó họ ca ngợi nhóm bị cáo là “những tiếng nói cho sự thật và công lý”, đồng thời tuyên truyền rằng Nhà nước đang “cấm cản tự do ngôn luận”. Nhìn chung, những người ủng hộ vừa nêu đều phát biểu rằng nhóm Vũ Quang Thuận vô tội, bị Nhà nước Việt Nam bắt giam vô cớ.

Trong hình ảnh có thể có: 9 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
Nhóm 10 luật sư tham gia bào chữa cho 3 bị cáo
Xem link:
 Phát biểu của linh mục Ngô Văn Khả trong "lễ cầu nguyện cho Công lý & Hòa bình" ngày 08/07/2018
 "PHIÊN TOÀ BA BỊ CÁO" - Luân Lê (FB cá nhân), 09/07/2018, 11:59

Những phát biểu này sai sự thật. Như cáo trạng của Viện Kiểm sát đã đề cập, Vũ Quang Thuận đã tạo và đăng tải 17 clip có nhiều dấu hiệu vi phạm luật pháp Việt Nam. Chẳng hạn, trong clip số 37 của chuyên đề “Giải quyết hậu quả Formosa bằng cách nào”, Vũ Quang Thuận đã kêu gọi “vứt bỏ điều 4 Hiến pháp”, “tổng biểu tình trên toàn quốc” để đòi thay đổi chế độ bầu cử và thể chế chính trị ở Việt Nam; kêu gọi “dùng bạo lực của nhân dân đứng lên đập” chính quyền; và “mời Mỹ vào chế tài các vi phạm nhân quyền của Việt Nam bằng giải pháp quân sự”… Như vậy, Thuận đã tuyên truyền theo hướng vi phạm pháp luật, khi kêu gọi dùng bạo loạn để lật đổ thể chế chính trị, kêu gọi nước ngoài can thiệp vào tình hình chính rị của Việt Nam. Phạm Thành, Dòng Chúa Cứu thế và các luật sư không thể chối bỏ thực tế này, trừ phi họ phủ nhận giá trị của luật pháp Việt Nam.

Dù vậy, sau phiên tòa, ngày 11/07/2018, luật sư Ngô Ngọc Trai viết trên Facebook cá nhân rằng “phiên tòa mất dân chủ, không có công lý”. Để chứng minh cho nhận định đó, ông Trai viết rằng tòa đã từ chối cho chiếu lại 17 video “chống nhà nước” của Vũ Quang Thuận, từ chối triệu tập các Giám định viên để giải trình các video đó “chống nhà nước” ở điểm nào, không để “những người dân quan tâm” đến dự phiên tòa, và nhiều lần ngắt lời luật sư. Luật sư Lê Luân viết bài với ý tương tự, ngoài ra còn phê phán cơ quan điều tra không tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo sự nguyên vẹn của chứng cứ, khi để Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội download các video bằng chứng, nén vào một đĩa CD rồi gửi cho mình. Cả ông Trai lẫn ông Luân đều dùng ảnh chụp chung của 9 luật sư bào chữa để minh họa cho bài viết của họ.
Xem link:
"MỘT PHIÊN TÒA MẤT DÂN CHỦ" - Ngô Ngọc Trai (FB cá nhân), 11/07/2018, 08:41
"VỤ ÁN ĐẾN GẦN NỬA ĐÊM" - Luân Lê (FB cá nhân), 11/07/2018, 13:53

Tuy nhiên, các cáo buộc của Ngô Ngọc Trai và Lê Luân là không hợp lý. Khi từ chối cho chiếu lại 17 video “chống nhà nước” của Vũ Quang Thuận tại tòa, Hội đồng Xét xử không vi phạm Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015. Theo Khoản 3 Điều 308 của Bộ Luật, Hội đồng Xét xử có quyền không công bố tài liệu có trong hồ sơ vụ án nếu thấy cần thiết, hoặc nếu tài liệu chứa các chi tiết đi ngược thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Vì 17 clip của Vũ Quang Thuận có nội dung kích động bạo loạn, và chứa nhiều lời chửi bới tục tằn, có thể nói việc không chiếu lại clip tại tòa là cần thiết.

Trong vụ việc này, nhóm luật sư bào chữa đã dùng lại một chiêu thức quen thuộc, mà họ từng dùng trong phiên xử 6 thành viên Hội Anh em Dân chủ. Họ tập trung khai thác các tiểu tiết trong cách hành xử của tòa, để đánh lạc hướng dư luận, khiến dư luận quên mất một thực tế rằng các video của Vũ Quang Thuận thật sự có dấu hiệu phạm pháp. Sau đó, họ nói vống lên rằng phiên tòa hoàn toàn “không có công lý”, và các bị cáo đã bị xử oan. Chúng tôi cho rằng khi làm việc theo phương thức này, 10 luật sư đã bất chấp sự thật để đạt được mục đích.

Ngày 12/07/2018, luật sư Trịnh Vĩnh Phúc đăng những lời cuối của Trần Hoàng Phúc trước tòa, phần phát biểu này chứa nội dung tuyên truyền chống chế độ. Ngoài ra, Trịnh Vĩnh Phúc cũng so sánh phiên tòa xử Trần Hoàng Phúc với một số phiên tòa dưới thời các chính quyền thực dân, để ám chỉ rằng chế độ hiện nay của Việt Nam không tự do bằng các chế độ thực dân:
Xem link
 Những lời cuối tại tòa của bị cáo Trần Hoàng Phúc - Trịnh Vĩnh Phúc (FB cá nhân), 12/07/2018, 19:10
Post so sánh phiên xử 3 thành viên Phong trào Chấn hưng Nước Việt với một số phiên tòa dưới thời các chính quyền thực dân - Trịnh Vĩnh Phúc (FB cá nhân), 12/07/2018, 22:24




Khi viết những dòng trên, luật sư Trịnh Vĩnh Phúc chỉ đưa ra các ví dụ có lợi cho mình, và gạt tất cả các ví dụ khác đi. Nếu xem xét nhiều ví dụ hơn, ta sẽ thấy chế độ thực dân không tươi đẹp như ông Phúc mô tả. Chẳng hạn, sau vụ Hà thành Đầu độc năm 1908, thực dân Pháp xử tử 19 người, phạt 4 người tội khổ sai chung thân, phạt 26 người tội khổ sai hữu hạn, và phạt 10 người án tù từ 5 năm trở xuống.  Sau khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, thực dân Pháp xử tử 17 người và bắt giam 85 người; đồng thời cho máy bay ném bom triệt hạ làng Cổ Am, Vĩnh Lại, Hải Dương, vì có tin rằng nghĩa quân đang ẩn náu ở đó. Sau vụ Nam Kỳ Khởi nghĩa năm 1941, thực dân Pháp đem hàng nghìn đảng viên Cộng sản ra xét xử và xử tử hơn 100 người, đồng thời cho máy bay dội bom và bắn phá nhiều làng mạc, có thôn xóm không còn ai sống sót. Ông Phúc nên xem xét đầy đủ các ví dụ tương tự, trước khi ca ngợi công lý của các chế độ thực dân phương Tây.

Ngoài ra, dù các chế độ thực dân phương Tây có tốt đẹp hay không, chúng cũng không thể che lấp một thực tế rằng 17 clip của Vũ Quang Thuận thật sự có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam hiện tại.

Song song với dàn đồng ca của các luật sư, ngày 11/07, Đại Sứ quán Mỹ và Hội Anh em Dân chủ ra tuyên bố về phiên tòa, cả hai đều nói rằng 3 bị cáo chỉ “thể hiện chính kiến khác biệt” của mình một cách ôn hòa, để thực hiện “các quyền con người” mà Hiến pháp Việt Nam hoặc luật quốc tế đã công nhận. Tuyên bố của Hội Anh em Dân chủ do Nguyễn Văn Đài soạn và ký, chứa nội dung tuyên truyền chống chế độ.
Xem link
 "ĐSQ Mỹ “thất vọng” về án phúc thẩm dành cho 3 nhà hoạt động" - VOA tiếng Việt, 11/07/2018
 "Hội Anh Em Dân Chủ phản đối phiên tòa vi phạm nhân quyền của CSVN" - Nguyễn Văn Đài, 11/07/2018.

Trong Phong trào Chấn hưng Nước Việt, khoảng 45’ sau khi tòa tuyên án, Lê Trọng Hùng làm một clip Livestream để bình luận về phiên tòa. Ngoài ra, các thành viên khác trong nhóm Chấn hưng TV chỉ lên tiếng một cách mờ nhạt.

Trước và sau phiên tòa, Hội Sinh viên Nhân quyền rất tích cực đưa tin về phiên tòa và Trần Hoàng Phúc, trong khi Nghiệp đoàn Sinh viên Nhân quyền không đưa tin.

Như vậy, các luật sư bào chữa tỏ ra rất nhiệt tình với phiên tòa và với nhân vật Trần Hoàng Phúc; phía Công giáo, quốc tế và Hội Anh em Dân chủ lên tiếng theo thông lệ; phía Phạm Thành và Hội Sinh viên Nhân quyền lên tiếng mạnh để bảo vệ thành viên/thân hữu của mình; trong khi Nghiệp đoàn Sinh viên Nhân quyền và hầu hết nhóm Chấn hưng TV không lên tiếng ở mức đáng có.

Cùng với diễn biến ben ngoài phiên tòa, không một đồng bọn nào đến “cổ vũ” cho các bị cáo bên trong, duy nhất Trương Văn Dũng ngụy tạo trình diễn việc giương một khẩu hiệu phản đối phiên tòa, cho các bị cáo vô tội, bị dư luật phơi bày thủ đoạn đã lập tức xóa không còn vết tích.

Được biết, trước  khi bị bắt nhiều năm, Vũ Quang Thuận đã ăn dầm dề ở Hà Nội để lê lết quanh ĐSQ Mỹ cầu xin được tỵ nạn chính trị, đã một số cuộc gặp nhân viên chính trị, Thuận đã đăng lên facebook loan báo. Có lẽ đây là lý do khiến ĐSQ Mỹ lên tiếng bênh vực Thuận. Tuy nhiên qua cách phản ứng của các luật sư trước và sau phiên tòa cho thấy rõ những luật sư này không còn đứng trên danh nghĩa bảo vệ luật pháp nữa, họ hoàn toàn lợi dụng danh nghĩa bảo vệ thân chủ của mình để tuyên truyền chống Nhà nước, tiếp sóng truyền thông cho các bị cáo và phong trào chống Nhà nước của các thế lực phản động. Họ đã vi phạm quy tắc, đạo đức,tiêu chuẩn hành nghề và chưa bao giờ thấy Đoàn Luật sư lên án. PHải chăng pháp luật dành ngoại lệ cho số luật sư này?
Nguyễn Biên Cương

2 nhận xét: