Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Những nhầm lẫn của giới “dân chửi” khi bàn về vấn đề công đoàn độc lập



Trong tuần qua, báo chí đã đưa 2 tin tức liên quan đến khả năng hình thành các công đoàn độc lập ở Việt Nam. Đó là việc Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vào ngày 29/05/2019, và việc website của Bộ Công thương thông báo hôm 10/05 rằng Việt Nam và EU sẽ ký hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA) trong tuần tới. Ngoài ra, dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 đang được lấy ý kiến dư luận, trong thời gian từ ngày 28/04 đến ngày 28/06. Trước những diễn biến đó, bà Ca Dao, một thành viên cao cấp của tổ chức “Liên đoàn Lao động Việt Tự do”, đã viết một bài công kích chính sách của Nhà nước trong vấn đề này.

Bài của bà Dao chủ yếu xoay quanh 3 thông điệp.
Thứ nhất, bà phê phán rằng việc phê chuẩn Công ước số 98 (về quyền thương lượng tập thể) khi chưa phê chuẩn Công ước số 87 (về quyền tự do hội họp) là vô nghĩa, bởi “nếu không có một nghiệp đoàn thực sự độc lập để đại diện cho người dân”, thì thương lượng tập thể sẽ không đem lại quyền lợi cho công nhân, mà “chỉ là một sự dàn xếp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chủ lao động”.
Thứ hai, bà công kích rằng Nhà nước Việt Nam chưa ký Công ước số 87 vì sợ việc này sẽ mở đường cho các tổ chức xã hội dân sự phát triển ở Việt Nam, dẫn đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam bị cạnh tranh quyền lực. Và trong trường hợp này, lợi ích của người dân đã bị gác lại vì nỗi sợ của Nhà nước.
Thứ ba, bà công kích một số chi tiết trong bản dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi – bao gồm việc các nghiệp đoàn “không được hướng đến mục đích trị” và phải “hoạt động theo quy định của pháp luật”; việc “cơ quan chuyên môn giúp thực hiện việc chấp thuận đăng ký, giải thể nghiệp đoàn”; việc các hoạt động đình công không được làm ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và trật tự công cộng.
Hiện dư luận phi chính thống đang tương đối thờ ơ với chủ đề “công đoàn độc lập”, sau một thời gian hào hứng khai thác hồi năm ngoái. Trong nửa đầu tháng 5, chỉ có 2 tổ chức khai thác chủ đề này, là Liên đoàn Lao động Việt Tự do, với bài viết của bà Ca Dao, và Hội Nhà báo Độc lập, với một số bài về EVFTA, chủ yếu lặp lại các thông điệp cũ.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 4 ý kiến.
Thứ nhất, bài viết của bà Ca Dao đã trích dẫn bản Dự thảo lần 2, được đưa ra lấy ý kiến vào năm 2017, thay vì bản Dự thảo lần 3, được đưa ra lấy ý kiến vào năm nay. Bản dự thảo mới có một số chi tiết khác biệt, chẳng hạn không sử dụng cụm từ “nghiệp đoàn” như trong bản dự thảo cũ. Qua sự nhầm lẫn đó, có thể thấy bà Dao đã không tìm hiểu một cách cẩn thận quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động Việt Nam.
Thứ hai, theo lộ trình mà Việt Nam và EU đã thỏa thuận, Chủ tịch nước Việt Nam sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Công ước số 98 vào năm 2019, Công ước số 105 vào năm 2020, và Công ước số 87 vào năm 2023. Như vậy, không có chuyện Việt Nam không phê chuẩn Công ước số 87 như bà Dao đã viết.
Thứ ba, vì công dân Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, đương nhiên các công đoàn độc lập ở Việt Nam phải “hoạt động theo quy định của pháp luật”, dù bà Dao có thích điều đó hay không. Việc “cơ quan chuyên môn giúp thực hiện việc chấp thuận đăng ký, giải thể nghiệp đoàn” cũng không phải đặc điểm riêng của luật Việt Nam, mà là một thông lệ chung trên thế giới. Chẳng hạn, ở Mỹ, Ủy ban Quan hệ Lao động là cơ quan Nhà nước thực hiện việc công nhận và bảo vệ công đoàn, công nhận và bảo đảm sự thực thi thỏa ước lao động tập thể. Tương tự, ngoài Việt Nam, một số nước khác cũng quy định rằng các hoạt động đình công không được làm ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và trật tự công cộng. Chẳng hạn, Quốc hội Na Uy có quyền cấm các cuộc đình công ảnh hưởng tới sự sống và sức khỏe của con người.
Thứ tư, khi bà Dao phản đối quy định rằng các công đoàn không được làm chính trị và không được phạm pháp, đình công không được ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và trật tự công cộng, ta có quyền nghi ngờ mục đích của bà Dao. Dường như bà chỉ muốn lợi dụng mô hình công đoàn để tổ chức biểu tình nhằm mục đích lật đổ Nhà nước Việt Nam, chứ không hề quan tâm tới việc bảo vệ lợi ích của người lao động.

6 nhận xét:

  1. Những ý kiến mà bà Dao đưa ra đều là ý kến chủ quan á nhân và thiếu đúng đắn thực tế không có một căn cứ nào cả. Chúng ta cũng có thể thấy được trong những ý kiến của bà có mưu đồ lợi dụng tổ chức công đoàn để xâm phạm an ninh quốc gia, lật đổ Nhà nước Viêt Nam, đây cũng là mưu đồ của nhưng nước phương Tây như Hoa Kỳ.Chứ thực chất dám người này chẳng hề quan tâm đến lợi ích của người lao động

    Trả lờiXóa
  2. Bà phê phán rằng việc phê chuẩn Công ước số 98 (về quyền thương lượng tập thể) khi chưa phê chuẩn Công ước số 87 (về quyền tự do hội họp) là vô nghĩa, bởi “nếu không có một nghiệp đoàn thực sự độc lập để đại diện cho người dân”, thì thương lượng tập thể sẽ không đem lại quyền lợi cho công nhân, mà “chỉ là một sự dàn xếp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chủ lao động”.

    Trả lờiXóa
  3. Công Đoàn độc lập là cái khỉ khô gì mà mấy người vô công rồi nghề cứ ngồi đấy xong là đòi thành lập nhỉ. Xin thưa là công nhân Việt Nam đã có một tổ chức Công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho họ rồi nhé, dưới sự lãnh đạo của Đảng thì cứ yên tâm nhé

    Trả lờiXóa
  4. khi bà Dao phản đối quy định rằng các công đoàn không được làm chính trị và không được phạm pháp, đình công không được ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và trật tự công cộng, ta có quyền nghi ngờ mục đích của bà Dao. Dường như bà chỉ muốn lợi dụng mô hình công đoàn để tổ chức biểu tình nhằm mục đích lật đổ Nhà nước Việt Nam, chứ không hề quan tâm tới việc bảo vệ lợi ích của người lao động.

    Trả lờiXóa
  5. theo lộ trình mà Việt Nam và EU đã thỏa thuận, Chủ tịch nước Việt Nam sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Công ước số 98 vào năm 2019, Công ước số 105 vào năm 2020, và Công ước số 87 vào năm 2023. Như vậy, không có chuyện Việt Nam không phê chuẩn Công ước số 87 như bà Dao đã viết.

    Trả lờiXóa