Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Dư luận “lề trái” nói gì về vụ học sinh trường Gateway tử vong trong xe đưa đón?



Ngày 06/08/2019, một học sinh lớp 1 trường phổ thông liên cấp Gateway tại Hà Nội đã tử vong trên xe ô tô đưa đón học sinh của trường. Theo giả thuyết ban đầu, cháu bé tử vong do bị bỏ quên trên xe từ sáng sớm đến 16h cùng ngày trong tình trạng nắng nóng, thiếu dưỡng khí. Tuy nhiên, vụ việc này vẫn còn nhiều điểm nghi vấn – như cháu bé mặc áo đỏ khi đến trường nhưng lại mặc áo trắng khi được phát hiện, cháu bé có vết thương trên đầu… Vì vậy, cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục làm rõ vụ việc.
Trong tuần qua, dư luận mạng xã hội đã dồn khá nhiều sự chú ý vào vụ việc này. Họ tranh cãi về nhiều khía cạnh của nó – như có nên tổ chức thắp nến cầu nguyện không, trường quốc tế có xấu không, ai chịu trách nhiệm trong vụ việc… Trong đó, các bài viết công kích Nhà nước tập trung khai thác 3 khía cạnh – là (1) nhân thân của chủ sở hữu trường Gateway, (2) trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục trong vụ việc, và (3) phản ứng của báo chí chính thống sau vụ việc.
Cụ thể, về khía cạnh thứ nhất, Đường Văn Thái tung tin rằng 3/4 cổ đông sáng lập của Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Edufit (tức doanh nghiệp sở hữu trường Gateway) là con cháu của các quan chức Việt Nam. Cụ thể, Trần Thị Hồng Vân và Trần Thị Hồng Hạnh là con, cháu của Trung tướng Công an Trần Văn Vệ; còn Nguyễn Thị Xuân Trang là con gái Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Từ đó, Thái viết rằng nhóm cổ đông vừa nêu đã dùng tập đoàn Edufit như “một cách chiếm đất vàng giá rẻ, một cách rửa tiền hợp pháp”, khiến tập đoàn này “phát triển mạnh một cách bất thường”, có 10 cơ sở chỉ sau 1 năm rưỡi hoạt động. Vì hôm 08/08, Thái lên giọng chửi những kênh Youtube “xào” lại bài của mình, đồng thời chửi những độc giả chất vấn độ tin cậy của nguồn tin, có thể thấy Thái là bên đầu tiên nhận thông tin từ nguồn để tung lên Internet:

Về khía cạnh thứ hai, Lã Minh Luận công kích rằng ngành Giáo dục đã không làm tròn công tác quản lý, khi để trường Gateway “treo đầu dê bán thịt chó”, tự xưng là “trường quốc tế” dù không đạt chuẩn. Về việc này, Nguyễn Trang Nhung chỉ ra rằng dù trường Gateway là thành viên của Hội đồng các Trường Quốc tế (Council of International Schools - CIS), đúng như quảng cáo của trường, thực ra thông tin trên website của CIS cho thấy trường Gateway chưa được CIS tín nhiệm.
Về khía cạnh thứ ba, giới chống đối công kích 2 bài báo mà VnExpress đăng ngay sau vụ Gateway – với tựa đề “38 trẻ em Mỹ chết vì bị bỏ quên trên ôtô mỗi năm”, và “Bé trai Mỹ chết sau khi bị bỏ quên trên xe buýt trường học”. Họ quy kết rằng VnExpress đã “viết theo đơn đặt hàng” của những người trong cuộc, hoặc viết theo lối tuyên truyền để lấp liếm những yếu kém của nền giáo dục Việt Nam. Họ cũng viết rằng VnExpress đã “bịa đặt” việc học sinh Noah Sneed chết do bị bỏ quên trên xe bus trường học ở Mỹ - bởi theo nội dung của bài báo, thì Sneed sống ở Florida, còn vụ việc lại diễn ra ở California. Tuy nhiên, Anh Hoang Tran và Nguyễn Trang Nhung chỉ ra rằng nếu tra Google, độc giả sẽ thấy đây là một vụ việc có thật ở Florida, VnExpress chỉ viết nhầm Florida thành California do cẩu thả:

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.
Thứ nhất, quan điểm của giới “dân chửi”, rằng vụ việc này thể hiện sự yếu kém đặc biệt của nền giáo dục Việt Nam so với thế giới, có phần không chính xác. Những vụ việc tương tự diễn ra hằng năm ở Mỹ, mà VnExpress phản ánh, là bằng chứng rất cụ thể để bác bỏ quan điểm vừa nêu. VnExpress hoàn toàn có quyền đưa tin như vậy để cho độc giả thấy bức tranh toàn cảnh, tránh cái nhìn thiên lệch, một chiều về trách nhiệm của ngành giáo dục Việt Nam trong vụ việc. Phản ứng của dư luận phi chính thống trước 2 bài báo của VnExpress chỉ cho thấy họ không quen đối diện với thông tin trái chiều, để chuyện phe phái che khuất sự thật, và bình luận về thông tin một cách vô trách nhiệm, cảm tính.
Thứ hai, dư luận cần giữ thái độ công tâm khi đánh giá phản ứng của các bên trong vụ việc này. Hiện nay, báo chí chính thống đang nhiệt tình đào xới mọi ngõ ngách trong vụ việc, bao gồm cả trách nhiệm của tập đoàn Edufit và của cơ quan quản lý giáo dục trong sự hình thành hệ thống trường Việt Nam gắn mác “quốc tế”. Như vậy, chưa có dấu hiệu cho thấy báo chí và các cơ quan chức năng đang “bao che” cho các bên liên quan trong vụ việc.
Thứ ba, độc giả có quyền đòi hỏi thông tin chính xác, khách quan, xuất phát từ nguồn đáng tin cậy. Khi Đường Văn Thái đáp lại những đòi hỏi vừa nêu của độc giả bằng thái độ trịch thượng, bề trên, có thể thấy Thái không xứng mang những danh xưng như “nhà hoạt động dân chủ” hay “nhà báo”. Thay vào đó, Thái chỉ là con chó chăn cừu của một nguồn tin gắn với nhóm lợi ích chính trị, và đang vênh váo nhờ được dựa hơi nguồn tin. Kẻ như Thái chỉ là một công cụ tạm thời, và sẽ sớm bị vứt bỏ bởi cả nguồn tin lẫn “giới hoạt động”.    

3 nhận xét:

  1. Chúng ta cần phải có cái nhìn công tâm khi đánh giá về sự việc này, báo chí đang liên tục đưa những luồng thông tin không kiểm chứng gây hoang mang dư luận, gây sức ép, gây khó khăn trong công tác điều tra xác minh của cơ quan Công an, vì vậy trước khi có thông tin chính thức của cơ quan điều tra chúng ta nên bình tĩnh và cẩn trọng trước những thông tin trái chiều.

    Trả lờiXóa
  2. Đạo đức xã hội đang bị xuống cấp khi đã có không ít kẻ nhẫn tâm khi lợi dụng vụ việc đáng tiếc đau lòng của cháu tại trường GateWay đề thực hiện các mưu đồ của mình đồng thời đưa những thông tin trái chiều thiếu kiểm chứng, sai sự thật gây hoang mang xã hội làm khó khăn cho công tác điều tra của cơ quan chức năng.

    Trả lờiXóa