Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Nạn nhân của tà đạo Bà Cô Dợ kể về hành trình bị lợi dụng

 Với “tham vọng” đẩy nhanh hoạt động phá hoại, đối tượng cầm đầu các tổ chức phản động người Mông trên địa bàn Lào Cai đã lợi dụng tà đạo, trong đó có “Bà Cô Dợ”, hứa hẹn về một cuộc sống sung sướng nơi xứ người để tập hợp lực lượng. Tà Đạo “Bà Cô Dợ” coi tôn giáo khác là tà giáo, còn bản thân tự nhận là tôn giáo chính thống của người Mông, gây ra xáo trộn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bào dân tộc Mông; tạo sự hoang tưởng khiến bà con không nghĩ đến việc lao động, sản xuất; tập trung phát triển kinh tế gia đình, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.  

Rít điếu thuốc lào, Sùng Seo T (trú tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) ngửa mặt lên trời cười khà khà, gương mặt lộ rõ niềm hứng khởi…, ngoài kia mùa xuân đang về, xuân của đất trời và xuân của lòng người. Cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn nhưng anh cảm thấy thảnh thơi và bình yên hơn khi được cùng người thân sinh sống trên mảnh đất quê hương. Với sự tuyên truyền, giải thích của các cán bộ Phòng An ninh đối nội - Công an tỉnh Lào Cai, anh đã hiểu ra bản chất sai trái của tà đạo; không nghe, không tin, không làm theo lời của kẻ xấu. Anh T là một trong nhiều trường hợp trên địa bàn Lào Cai đã cam kết từ bỏ tà đạo “Bà Cô Dợ” để làm lại cuộc đời.

Vận động người theo tà đạo “quay đầu là bờ” -0
Vận động người theo tà đạo “quay đầu là bờ” -1
Vận động người theo tà đạo “quay đầu là bờ” -2
Cán bộ Phòng An ninh nội địa thực hiện “3 cùng” với bà con.
Sùng Seo T trước đây từng theo đạo Tin lành Việt Nam, là trưởng điểm nhóm từ năm 2013 đến năm 2016. Thời gian sau đó, trong những lần lang thang trên mạng Internet, anh ta biết đến Tà đạo “Bà Cô Dợ” nên đã tìm hiểu và tin theo. Qua đó, T được các đối tượng tuyên truyền rằng Tà đạo “Bà Cô Dợ” còn gọi là Hội thánh Đức chúa trời yêu thương chúng ta” có nguồn gốc từ Mỹ do Vừ Thị Dợ, khoảng 50 tuổi, người Mông sáng lập.

Vừ Thị Dợ tuyên truyền mình là người được Chúa chọn để sinh ra chúa lần thứ 2 và đứa con thứ 6, sinh ngày 23/11/2000 của Dợ chính là Chúa tái lâm lần thứ 2 và sẽ cứu chuộc người Mông. Khi đủ 18 tuổi sẽ là vua người Mông. Từ đây, những người theo “Bà Cô Dợ” tuyên truyền Chúa tái lâm lần thứ hai và đó là người Mông tên Nu – Long sẽ cứu rỗi người Mông và cai trị thế giới 1000 năm tiếp theo… Từ đó, anh T đã mù quáng tin theo. 

Sau được các cán bộ công an nhiều lần gặp gỡ, phân tích để T hiểu rằng nội dung các đối tượng tuyên truyền là mê tín dị đoan, xuyên tạc kinh thánh, đả kích các tôn giáo chính thống. Ngoài ra, còn chê bai các phong tục, tập quán của người dân tộc Mông; tuyên truyền về ngày tận thế… Sau đó, kích động “Ly khai, tự trị”, lôi kéo thành lập “Nhà nước Mông”. Gia đình anh T cũng là một trong 10 gia đình sau khi được phân tích đã viết bản cam kết tự nguyện từ bỏ tà đạo này. 

Lào Cai cũng như một số tỉnh miền núi phía Bắc, lợi dụng địa hình hiểm trở, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, tâm lý nhẹ dạ, cả tin của người dân; hứa hẹn về tài chính, các đối tượng cầm đầu tà đạo “Bà Cô Dợ” đã lôi kéo người dân tham gia sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật,  trong đó có tà đạo “Bà Cô Dợ”.

Với sự xuất hiện của Tà đạo “Bà Cô Dợ” gắn liền với vấn đề “Nhà nước Mông” cho thấy âm mưu, phương thức, thủ đoạn của đối tượng lợi dụng tôn giáo trong hoạt động “Nhà nước Mông”. Các đối tượng có xu hướng sử dụng “Bà Cô Dợ” như một dạng Tin lành của người Mông. Hoạt động này cùng với sự hậu thuẫn, tiếp sức từ vật chất đến tinh thần của các thế lực phản động người Mông lưu vong ở Mỹ và một số đối tượng phản động trong vùng dân tộc Mông từ nước ngoài, tiềm ẩn yếu tố, nguy cơ phức tạp về an ninh chính trị ở địa bàn…

Vận động người theo tà đạo “quay đầu là bờ” -0
Qua đó cho thấy, việc thay đổi nhận thức không thể trong ngày một, ngày hai nhưng bằng sự kiên trì, họ đã giúp nhiều người và các hộ gia đình nhẹ dạ, cả tin, hiểu ra được bản chất của tà đạo. Đến nay, nhiều gia đình đã tự nguyện ký cam kết từ bỏ tà đạo, quay lại sinh hoạt theo tôn giáo được pháp luật cho phép; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.

Đến Lào Cai những ngày này, chúng ta cảm nhận được sự đổi thay của vùng đất biên cương đang từng ngày “thay da, đổi thịt”. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang dần được cải thiện; người dân an tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương. Trong những kết quả đạt được có sự đóng góp thầm lặng của những cán bộ an ninh đang ngày đêm bám bản, bám làng phối hợp với các lực lượng giữ bình yên mảnh đất quê hương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét