Thứ Năm, 29 tháng 8, 2024

Lạm bàn về hiện tượng “xính” tuyệt thực của mấy kẻ tự nhận “tù nhân lương tâm”

 


 

Mới đây, Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố tuyệt thực lần thứ 22 chỉ vì căng tin trại giam không bán đồ ăn theo yêu cầu của Thức. Tiếp đến “nhà hoạt động môi trường trốn thuế” Đặng Đình Bách tuyên bố tuyệt thực để ủng hộ Thức. Chưa biết màn tuyệt thực này diễn biến, kết quả ra sao thì mấy hôm nay lại nghe RFA, Việt tân,…rêu rao Lê Trọng Hùng tuyên bố tuyệt thực để phản đối tân Tổng Bí thư. Có thể nói, mỗi lần tuyệt thực của họ là mỗi lý do khác nhau, kể cả lý do lãng nhách vì đã lạm dụng quá nhiều và lặp đi lặp lại liên tục.

 

Nhìn lại quá khứ, Cù Huy Hà Vũ từng công bố là đã tuyệt thực trong 20 ngày nhưng thiên hạ đều được mãn nhãn với kho lương thực phong phú, đầy dưỡng chất của ông ta trên truyền hình tường thuật từ trại giam cùng những câu nói hồn nhiên thừa nhân kiểu “ngu gì mà tuyệt thực”. Hải Điếu Cày kêu cứu bị ngược đãi cụt tay trong tù, góp phần được bên ngoài “cõng” ra khỏi trại giam xuất ngoại vì lý do nhân đạo để chữa bệnh dụng tương tự, sang đến Mỹ thì tay đã “mọc” trở lại. Còn Trần Huỳnh Duy Thức với vô số tuyên bố “tuyệt thực đến chết” ..đã 22 lần vẫn chưa hề hấn gì…

 

Vấn đề dư luận tò mò là vì sao họ “say mê” chiêu tuyệt thực này đến vậy bất chấp bị vạch trần, lên án chiêu trò lố bịch, lời nói dối trắng trợn? Từng có ý kiến tổng kết lý do họ “xính” tuyệt thực nhưu sau:

 

Thứ nhất phải xét đến hoàn cảnh trong tù, khi đã là phạm nhân đồng nghĩa với việc mất quyền công dân, bị giam giữ và học tập cải tạo, không có nhiều điều kiện để thực hiện các mưu đồ chính trị khác như biểu tình, viết blog, móc nối với các tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy “tuyệt thực” là phương pháp dễ thực hiện nhất.

 

Thứ hai, xét đến tác động cảm xúc của người tiếp cận thông tin “tuyệt thực” sẽ để lại ấn tượng tốt hơn, chỉ sau phương pháp tự thiêu, nhưng vì các “nhà dân chủ” này chỉ là đám cuội và mục đích vẫn là kiếm vài đồng tài trợ, tìm kiếm danh hão nên chẳng dại gì mà tự thiêu cả. Trong khi đó, các cá nhân, tổ chức gắn mác quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGO) không nắm được tình hình cụ thể của đất nước nói chung, môi trường trại giam nói riêng, cũng như các điều luật, quy định, thông tư của Việt Nam nên dễ bị dắt mũi.

 

Thứ ba, cũng vì ở trong tù bị hạn chế, việc tuyên bố “tuyệt thực” sẽ không cần phải chứng minh cho thiên hạ thấy, bởi lấy đâu ra máy ảnh, máy quay chứng minh quá trình thực hiện “tuyệt thực”, chỉ cần nói mồm thế là xong. Thêm nữa, vì vấn đề nhân quyền, chính quyền và cán bộ trại giam cũng không thể ghi lại hình ảnh, video riêng tư trong vấn đề ăn uống của phạm nhân, để vạch trần cho dư luận thấy bộ mặt xảo trá của những “nhà dân chủ” này.

 

Thế nên dù chiêu bài đã cũ rích, đã bị vạch trần, lên án những những “nhà dân chủ” này vẫn áp dụng, bởi vì nó vẫn tỏ ra hiệu quả. Quan trọng nhất, có “cầu” ắt có “cung”, bản thân các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn cần một cái gì đó để có thể đem vào các báo cáo, tổng kết của họ cho dầy trang giấy và phục vụ các mục đích chính trị của họ, gây sức ép với Việt Nam để đạt một thỏa thuận nào đó có lợi cho họ.

 

Trở lại màn tuyệt thực vì lý do phản đối tân Tổng Bí thư Tô Lâm được các trang mạng nước ngoại giật tít đầy hứng khởi cho thấy, những kẻ phụ họa, tung hứng, cổ súy Lê Trọng Hùng hay trước đó Trần Huỳnh Duy Thức, Đặng Đình Bách không quan tâm nhiều đến những lý do “Chí Phèo” cũng như hình ảnh lố lăng của những kẻ mà họ đang dựng tượng “tù nhân lương tâm” kia. Nguyên nhân là số phạm nhân kia cũng giống như đám người đang nỗ lực chống phá Việt Nam trên mạng từ nước ngoài đang cạn vốn liếng “đấu tranh dân chủ” nên rơi vào tình cảnh “vơ bèo vạt tép”, “cố đấm ăn xôi”?

 

Dù lý do là gì khiến họ bất chấp, thay vì cố gắng cải tạo tốt, hưởng lượng khoan hồng của pháp luật, sớm được giảm án về với gia là bởi vẫn được “mô kích” tiếp tục làm “thiêu thân” lao vào những ảo ảnh được tô vẽ. Chừng nào vẫn còn những thế lực cần “dựng tượng” cho “tù nhân lương tâm” thì chừng đó chúng ta vẫn phải tiếp tục chứng kiến sự lạm dụng chiêu trò tuyệt thực như thế này.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét