Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Bàn về KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN: ĐÁNH GIÁ LẠC LÕNG


Trong bản KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN của 40 cụ cán bộ hưu trí, ngoài  nội dung lỗi thời, đã được Đảng, Nhà nước triển khai từ lâu, tôi còn thấy những đánh giá của các cụ về thực trạng các công tác tuyên truyền, thúc đẩy nhân quyền lạc lõng đến xấu hổ.

1. Các cụ cho rằng “Hàng chục năm qua, trên các báo đài chính thống hiếm khi đăng tải toàn văn các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia là thành viên, đặc biệt là các Công ước của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền mà dư luận rất quan tâm như Công ước về Quyền dân sự và chính trị, Công ước về cấm tra tấn… Trên thực tế, các văn bản quan trọng này, chúng tôi chỉ nghe thấy tên, một vài trích dẫn để diễn giải theo ý kiến chủ quan của người cầm quyền. Đây lại chính là điều “cấm kỵ” đã được quy định trong Công ước. Chúng tôi hy vọng kể từ nay, các quyền dân sự và chính trị, quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và các quyền cơ bản khác của công dân…cần phải được thực thi đúng theo tinh thần “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ” và các “Công ước quốc tế nhân quyền” của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, hoặc đã là thành viên và đặc biệt mới đây là “14 điều cam kết” mà chính phủ Việt Nam ký khi nộp đơn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Chúng tôi hiểu rằng, kể từ nay, Việt Nam không chỉ hãnh diện vì được bầu vào một trong hai tổ chức quyền lực bậc nhất của Liên hiệp quốc [Hội đồng Bảo An LHQ, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ] mà vấn đề có ý nghĩa quan trọng là Nhà nước Việt Nam phải bằng hành động cụ thể có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Nhà nước và của dân được quy định công khai, minh bạch với những chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó có những văn bản pháp quy nhằm đảm bảo cho 90 triệu người dân ở trong nước được hưởng và thực hiện đầy đủ các quyền ghi trong các Công ước mà Việt Nam đã ký kết, tham gia là thành viên.

Chúng tôi hiểu rằng, đường lối ngoại giao đúng đắn và bền vững chính là sự nghiêm chỉnh thực thi những cam kết quốc tế và khu vực thể hiện công khai trong đời sống xã hội của đất nước, thành tựu đạt được của ngoại giao là nhằm góp phần to lớn thúc đẩy xây dựng, phát triển mọi mặt xã hội của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho nhân dân. Điều này không chỉ là nghĩa vụ chính trị mà còn là nghĩa vụ đạo đức của người cầm quyền.

         Tôi xin nêu ý kiến:

         - Việc báo chí chính thống đăng tải toàn văn các văn bản luật quốc tế ấy có nhất thiết không?

        Như Công ước chống tra tấn gồm 33 điều, 3 phần, ngoài các điều khoản nội dung quy định các nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước, hai phần còn lại phương thức hoạt động của Ủy ban chống tra tấn và các khía cạnh kỹ thuật về ký kết, phê chuẩn Công ước, thủ tục sửa đổi, việc bảo lưu Công ước….dài lê thê với các thuật ngữ khó hiểu, có cần phải tốn giấy mực đăng toàn văn không? Ai chịu chi phí? Ai có khả năng thẩm thấu hết nội dung? Có đáng bỏ ra chi phí như vậy từ ngân sách Nhà nước để rải tràn lan như vây không?

          Trong khi đó trước và sau khi ký công ước này, báo chí Việt Nam đều đăng tải công khai, giải thích dễ hiểu về ý nghĩa, sự cần thiết của việc tham gia công ước cũng như những nội dung quan trọng nhất của công ước liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, có thể xem tại đây http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/phap-luat/581647/de-som-thuc-thi-cong-uoc-chong-tra-tan.html. Hiệu quả truyền thông, ý nghĩa tuyên truyền cái nào hơn đối với đông đảo nhân dân?
 Về việc đăng toàn văn các văn bản Luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết, Chính phủ đã có Nghị định về Công báo của nước CHXHCNVN, trong đó tài Điều 14 Nghị định này ghi rõ :”1. Công báo được xuất bản, phát hành rộng rãi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu” và “2. Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cấp phát miễn phí cho các xã, phường, thị trấn  với số lượng 01 cuốn/số/xã, phường, thị trấn”. Như vậy nếu các cụ/nhân dân muốn nghiên cứu cụ thể, toàn văn các văn bản luật này mời liên hệ với chính quyền địa phương (nơi gần nhất) cũng như đến trụ sở các cơ quan trên để đọc miễn phí.
 Trường hợp cá nhân nào có nhu cầu nghiên cứu thì các ấn phẩm này được các Trung tấm nghiên cứu Nhân quyền phát hành các cuốn sách công khai, đầy đủ nội dung nguyên văn kèm theo phân tích, giải thích về các công ước, văn bản quốc tế này chi tiết, đầy đủ y như hướng dẫn nghiên cứu các bộ luật trong nước, chẳng hạn như cuốn sách giới thiệu về Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị do Khoa Luật Đại học Quốc gia phát hành với 672 trang, nếu không thì có thể nhờ con cháu lên mạng tải nguyên bản không mất một đồng nào tại http://hr.law.vnu.edu.vn/sites/default/files/resources/cac_quyen_iccpr26102012.pdf. Còn các trang web đưa tin, văn bản, tình hình...liên quan đến nhân quyền chính thống ở Việt Nam khá nhiều, chẳng hạn http://www.nhanquyen.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=227&mcid=3
- Còn việc Chính phủ phải thực thi các Công ước quốc tế và 14 cam kết trước khi gia nhập HĐNQ LHQ thì đã được chỉ đạo rốt ráo từ ngay sau ký các văn bản đó, nhất là từ năm 2004 Ban Chỉ đạo về Nhân quyền thành lập thì các địa phương, các cơ quan chính phủ phải báo cáo/kiểm điểm kết quả thực thi đến đâu, sửa luật thế nào, tiến độ ra sao...đầy trên mạng và các báo chí trong nước rồi. Hàng năm Việt Nam còn tổ chức các phiên đối thoại Nhân quyền với các quốc gia, đoàn quốc tế để chứng minh cho họ thấy tiến độ thưc thi Việt Nam đến đâu, thành tích ra sao...; thường xuyên báo cáo tại Liên hợp quốc, nghe chất vấn của các quốc gia, trả lời chất vấn...là công việc thường ngày của bộ máy Chính phủ
- Về thành tích, kết quả đến đâu, các cụ/nhân dân muốn giám sát, đối chất, ...thì mời đọc trực tiếp các báo cáo nhân quyền của Chính phủ như BÁO CÁO QUỐC GIA KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM tại http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns090723074537, các cụ phản biện trực tiếp, chi tiết, chứ cứ nói khơi khơi kiểu thế này thì các đài báo quốc tế kiểu BBC, VOA, RFA hay lề trái được dịp tung hô kiểu như Nhà nước không dám minh bạch mọi kết quả, hạn chế, lộ trình thúc đẩy nhân quyền vậy.
Mệt quá! Thời đại nào rồi mà các cụ còn LẠC LÕNG đến thế này.
Nguyễn Biên Cương
P/S: Mời xem bài trước: Kiến nghị LỖI THỜI  http://cuongdaita.blogspot.com/2013/11/ban-ve-kien-nghi-to-chuc-hoi-ong-thuc.html


2 nhận xét:

  1. Chắc các cụ này lại bắt đầu "Tính sổ với Đảng" theo kiểu con khỉ Chiêu Hồi Lê Hiếu Đằng đây mà.
    khổ quá già nua mà lại thích đánh bóng chỉ làm mất danh dự của mình mà thôi...hãy quay về với cuộc sống điền viên lương thiện, ham hố bớ thừa sữa thối mà làm gì, già ăn vào kém chuyển hóa sẽ bị chết sớm đấy các cu ạ !

    Trả lờiXóa