Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

“Tự do báo chí” thời Việt Nam cộng hòa



Để lên án báo chí Việt Nam hiện nay bị “kiểm soát bởi chế độ độc tài”, đám zận chủ luôn miệng ca tụng “tự do báo chí” thời VNCH nhằm vu cáo chế độ chính trị thời nay không có “tự do báo chí”. Trên BBC mới đăng bài “Nhìn lại báo chí thời Đệ nhị Cộng hòa” của ông Nguyễn Quang Duy ở Úc ca ngợi “tự do báo chí” thời ông Nguyễn Văn Thiệu với dẫn chứng như tờ Tin Sáng chống Thiệu được phát hành, “hằng trăm tờ báo tư nhân hoàn toàn không bị mua chuộc hoặc bị áp lực theo đường lối của chính quyền”, “Hàng ngàn nhà in, nhà phát hành đều do tư nhân quản lý”, “Các sinh hoạt báo chí được bảo vệ bởi Luật báo chí 019/69”, “Trong hoàn cảnh chiến tranh cộng sản đã lợi dụng tự do báo chí để hoạt động. Nhiều ký giả, phóng viên, nhân viên tòa báo là cán bộ cộng sản nằm vùng hay làm việc cho cộng sản.”; đồng thời cũng biện hộ cho Đạo Luật số 007/72 mà Thiệu sau đó thắt chặt quản lý báo chí khiến 16 tờ nhật báo và 15 tờ báo định kỳ phải đóng cửa, tờ nào hai lần vi phạm an ninh quốc gia và trật tự công cộng thì sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn….vẫn còn hơn thời “cộng sản” qua vụ Đỗ Hùng hiện nay. Khi đăng bài này, như mọi bận BBC lại chú thích “Bài viết thể hiện lối hành văn và phản ánh quan điểm của tác giả, một ký giả đang sống tại Melbourne, Úc”, tức BBC không chịu trách nhiệm hay đảm bảo sự khách quan, trung thực của nội dung (?)

Bằng công cụ google về hoạt động báo chí thời VNCH, dễ dàng tìm được bài viết của nhà báo có uy tín làm báo thời Pháp thuộc cho đến VNCH là ông Vũ Bằng, hay bài viết của chính một số nhân chứng chống cộng rất rành mạch, rõ ràng.

Mời xem link
http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuV/VuBang.php
http://damau.org/archives/5886

Đọc qua những tác phẩm, bài viết trên có thể thấy bức tranh tổng thể về hoạt động báo chí thời VNCH như sau:

- Thời kỳ đầu của VNCH, báo chí bị bóp nghẹt “nhà báo chống đối chẳng trước thì sau cũng bị lâm vào mấy cái thế sau đây: báo bị đóng cửa; chủ nhiệm, quản lý … bị đưa đi bí mật ban đêm; nếu không thế thì một ngày đẹp trời nào đó tự nhiên cũng bị ghép vào tội gá bạc, tống tiền, dỗ gái vị thành niên hay đi lừa đảo, đưa ra toà, gia sản bị tịch biên, có bao nhiêu vốn liếng đi tiêu hết.”, rặt toàn bài ca tụng lố lăng gia đình họ Ngô, với mô tả “Hầu hết các báo đều hiền như con cừu. Gan lắm thì im lặng, không công kích, không nói bóng nói gió một câu đến chính quyền; còn lại bao nhiêu báo khác thì a dua, nịnh bợ không tiếc lời; hơn thế, lại còn tiếc là sao chữ Việt mình nghèo qúa, để cho mình không đủ chữ để mà nịnh cho thực đã … Vì thế, ta thấy có ông nhà báo xin đến ngâm thơ cho tổng thống nghe; có ông đề nghị lập tượng tổng thống ở chợ Bình Tây và có ông được tổng thống tiếp kiến về viết bài ca tụng tổng thống, ví tổng thống với mặt trời ở trong dinh Độc Lập.”
Chỉ có giai đoạn 1960 khi một nhóm sỹ quan quân đội đảo chính Diệm khiến báo chí sung sướng tường thuật. Nhưng “Sau vụ đảo chánh 1960, Ngô Đình Diệm không chết, nhưng lại chết tờ báo tương đối e dè nhất, cân nhắc nhất, khi tường thuật các biến cố xảy ra” với quang cảnh khốc liệt “Tôi và mấy người bạn đang ngồi ở trên lầu vừa đánh phé, vừa ôn lại mấy ngày sôi nổi vừa qua, thì hàng chục xe ô tô nhà binh và Cảnh Sát đến khám xét nhà báo, đập phá máy in, tung hê các ô chữ ra đường, rồi lấy giấy tờ, máy chữ, bút máy, bình mực, búp bê, nón mốt săng, áo mưa … lấy hết, đem đi. Nhà báo thì khóa ba khóa, niêm phong cẩn thận…”. Từ đó trở đi, không một báo náo dám ho he, thậm chí khi chính quyền Diệm “tàn sát Phật tử không khác gì phát xít Đức tàn sát người Do Thái trong thế chiến thứ nhì” (nhà báo Vũ Bằng)

- Giai đoạn chính quyền Diệm bị lật đổ cuối năm 1963 thì “Một vài tờ báo nổi tiếng trung thành với Nhu Diệm, hay làm tay sai cho “con khỉ đột” Lê Quang Tung, chỉ huy Lực Lượng Đặc Biệt, tự động đóng cửa; chủ nhiệm, quản lý, chủ bút, trốn luôn; còn đa số bị bịt mắt, bưng miệng lâu ngày, bây giờ tha hồ nói hươu, nói vượn, chạy theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng và chánh phủ lâm thời, và đá những “cú hậu” rất hăng vào hai cái xác chết thối ra là xác Nhu và Diệm.”. Từ đó trở đi, chính quyền VNCH rơi vào tình trạng hốn loạn nên báo chí thực sự được “tự do” hoàn toàn theo kiểu: “Bộ trưởng Thông Tin lúc ấy, Thiếu tướng Trần Tử Oai, bị các hồ sơ đè nặng chĩu cả đầu cả cổ, không biết phải đối xử với các báo thân Diệm và chống Diệm ra sao, đành phải vừa làm việc vừa nghe ngóng. Trong khi ấy thì báo được phép xuất bản như nấm; những tờ bị Nhu Diệm đóng cửa cũng tục bản; nhiều ông không hề biết báo chí ra gì, thấy làm báo “hay hay”, cũng gửi đơn xin phép ra một tờ chơi cho hả, thành thử chưa bao giờ ở đây người ta lại thấy sự cạnh tranh gay gắt đến thế, mà nghề ký giả lại được mua chuộc và chiêu đãi đến như thế.”

- Tuy nhiên “Trong 6 năm, từ 1964 đến 1969 tuy báo chí bị kiểm duyệt, nhưng có tự do hơn thời trước. Cơ quan kiểm duyệt được gọi bằng cái tên rất hiền lành, là “Sở Phối hợp Nghệ thuật”. Những chỗ bị kiểm duyệt, có in mấy chữ: “Tự ý đục bỏ”. Điều gọi là “tự ý” không phải là tự ý, mà theo lệnh của sở kiểm duyệt. Trên nguyên tắc, báo phải kiểm duyệt, đợi nhân viên sở kiểm duyệt đọc xong, đánh dấu vào những chỗ cần “tự ý đục bỏ”, ký tên, rồi báo mới được in. Nhưng trên thực tế, nhà báo thường cho in trước, để đủ thì giờ gửi đi các tỉnh xa, còn chuyện “tự ý đục bỏ” chỉ áp dụng cho báo nạp bản, và báo bán ở Sàigòn. Thành ra, các độc giả ở xa, thường được đọc báo không có kiểm duyệt.”. Bởi vậy hầu hết người viết báo “phải vừa viết, vừa lách. Mỗi một câu viết xuống đều phải nghĩ rằng, chữ nào trong câu có thể bị đục, và nếu bị đục sẽ còn lại gi? Có làm vô nghĩa, hay trái nghĩa điều muốn nói không? Đôi khi phải dùng chuyện xẩy ra ở nước khác, để nói chuyện nước mình.”

- Thời kỳ “Đệ nhị cộng hòa” được ông Nguyễn Quang Duy ca ngợi trong bài viết trên BBC nói trên diễn ra đúng 2 năm 1970-1971 khi ông Thiệu cho ban hành Luật 019/69  gồm 8 chương và 69 điều “cho mọi người đều được quyền ra báo; không phải xin phép, mà chỉ phải đăng ký. Báo có quyền chỉ trích chính phủ, không bị kiểm duyệt, và chỉ có thể bị tịch thu theo lệnh của tòa án”.

“Nhưng chỉ được hơn hai năm sau, ông Thiệu lợi dụng tình trạng được Quốc Hội ủy quyền, đã tự mình ra Sắc Luật 007/72, ký ngày 5 tháng 8, 1972, hạn chế tối đa tự do báo chí. Tư nhân muốn ra nhật báo, phải ký quỹ 20 triệu đồng, tương đương 47 ngàn Mỹ kim, hoặc một nửa số tiền này, đối với báo định kỳ. Tiền ký quỹ được gửi vào ngân hàng, coi như tiền bảo chứng, bị khấu trừ để trả tiền phạt hoặc bồi thường, nếu bị thua kiện. Khi đó, nhà báo phải đóng thêm tiền ký quỹ cho đủ với mức quy định tối thiểu, nếu không, báo phải đóng cửa.


10-10-1974, ngày ký giả đi ăn mày
Kết quả là 16 nhật báo và 15 báo định kỳ đã phải đóng cửa. Ông Thiệu chủ trương hạn chế tự do báo chí để ngăn cản sự xâm nhập của cộng sản” dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối luật này kiểu như đeo khẩu hiệu “Ký giả ăn mày” ngày 10/10/2974

Ngày nay, hầu hết các truyền thông chống cộng, đám zận chủ cuồng Mỹ đều bám lấy đạo luật 007/72 để ca ngợi “tự do báo chí” thời VNCH có cớ tấn công Bộ 4T hay viện dẫn vụ nhà báo Đỗ Hùng bị tước thẻ nhà báo để vu cáo VN không có “tự do báo chí”. Hiềm một nỗi, ông Nguyễn QUang Duy say sưa chớp lấy vụ ông Đỗ Hùng mà không chịu nắm bắt tình hình thực tế, Đỗ Hùng chỉ bị kỷ luật cảnh cáo, vẫn tiếp tục làm việc ở báo Thanh Niên và vẫn có cơ hội sửa chữa sai lầm, tức vẫn có cơ hội nhận lại thẻ nhà báo nếu “cải tạo tốt”, không bị đuổi việc như ông Lê Diễn Đức ngay tức khắc, cộng tác viên của RFA chỉ vì dám động đến bố già Việt tân

 Nguồn Giải độc thông tin
http://giaidocchinhtri.com/phan-bien-dan-chu/tu-do-bao-chi-thoi-viet-nam-cong-hoa/

9 nhận xét:

  1. Lịch sử chính thống VN không có 'thời VNCH' nào hết mà chỉ có thời kỳ VN bị Mỹ xâm lược và phải chống lại . 'Thời VNCH' là quan niệm kiểu Đỗ Hùng, chính vì thế mới ra 1 loạt bài vinh danh vnch, vinh danh 'cờ vàng'.

    BBC chuyên đăng các bài của lũ 'chống Cộng' ở Mỹ tự nhận đang ở HN, ở SG thế này thế kia. Không cần chấp BBC và không cần nói theo tiên đề sai của BBC và bè lũ bút nô viết thuê chửi mướn.

    Trả lờiXóa
  2. không có thời vnch, mà chỉ có chế độ ngụy Sài Gòn nghe quí phóng tinh viên

    Trả lờiXóa
  3. không có thời vnch, mà chỉ có chế độ ngụy Sài Gòn nghe quí phóng tinh viên

    Trả lờiXóa
  4. Nếu đã có tự do thực sự thì người dân miền Nam đã không theo Cộng sản nhiều như thế. Lịch sử để lại về thời kỳ Mỹ Diệm ai cũng rõ. Sẵn sàng tiêu diệt những kẻ chống đối, thậm chí không chống đối cũng giết. Chế độ được Mỹ dựng lên thì mang màu sắc của "ông chủ" là lẽ đương nhiên thôi. Vụ Lê Diễn Đức là một ví dụ. Sẵn sàng sa thải ngay đứa con cưng vì dám cãi lời bố.

    Trả lờiXóa
  5. Còn bây giờ thì bị tước thẻ !
    Lươn mà bày đặt chê lịch ! Tốt đẹp gì !

    Trả lờiXóa
  6. Vào thời Việt Nam Cộng Hòa tự do báo chí ở Việt Nam bị tắt ngấm. Những nhà báo yêu nước của chúng ta gặp muôn vàn khó khắn trong việc viết báo và in báo. Đó là nguyên nhân mà để đọc được báo chính thống rất khó khăn

    Trả lờiXóa
  7. thế ở ngoài Bắc thì tự do báo chí à.. hay chỉ có báo Đảng.. cứ nhìn nền âm nhạc 2 bên thử xem.. 1 bên là nhạc máu chỉ hát về chiến tranh.. còn bên tự do họ hát cái nhạc vàng mà bây giờ nhiêu ngươi hát đấy.. đéo hiểu sao bây giờ còn che giấu.. tuyên truyền mị dân nữa..

    Trả lờiXóa
  8. những người Bắc họ sống trong XHCN ngoài bắc bây giờ họ đều thú nhận hết rồi.. bay giờ mà còn tuyên truyền mị dân.. ngoài Bắc sống như cái chuồng lợn.. vậy mà chĩa mõm sang miền Nam được cũng hay

    Trả lờiXóa