Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

“Ngư dân bám biển” có gì sai?



Vừa qua, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã công kích chương trình trao “một triệu lá cờ tổ quốc” cho “ngư dân bám biển”, mà báo Lao Động và Nhà nước tiến hành trong thời gian qua. Khi làm việc này, họ đưa ra cả những ý kiến có sức nặng lẫn những ý kiến phiến diện.
Ý kiến có sức nặng nhất đến từ luật sư Hà Hải, người giúp ngư dân Kiên Giang làm thủ tục kiện cảnh sát biển Thái Lan hồi năm 2016. Ông Hải cho rằng việc dùng ngư dân để “bám biển” đang có cả  mặt tích cực lẫn hạn chế. Ở mặt tích cực, vì ngư dân Việt Nam có “kinh nghiệm đi biển tốt, hiểu biết rõ về ngư truờng, có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cao không thua kém ngư dân các nước trong khu vực”, và “tàu cá của ngư dân hiện đã được chính phủ hỗ trợ rất tốt theo huớng hiện đại hoá, trang bị tốt thông tin liên lạc, có thể đánh bắt dài ngày, xa bờ”, họ có thể trở thành “tai mắt, lực luợng dân quân, phên dậu trong tuyến đầu bảo vệ chủ quyền biển đảo”. Ở mặt tiêu cực, cảnh sát biển và hải quân Việt Nam thường không can thiệp kịp thời mỗi khi ngư dân bị tàu nước ngoài đâm chìm hoặc bắt giữ trái pháp luật ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dẫn đến việc ngư dân bị kết án tù, bị thiệt hại lớn về tài sản, và chủ quyền biển của Việt Nam chịu thiệt hại khi một số ngư dân nhận tội để được giảm án.
Những ý kiến phiến diện đến từ nhiều cá nhân chống đối, như Tuấn Khanh, Đoan Trang, Cát Linh… Họ viết rằng bảo vệ lãnh hải là việc của quân đội chứ không phải ngư dân; rằng Chính phủ Việt Nam đang “lợi dụng xương máu” của dân rồi “vắt chanh bỏ vỏ”, trong khi vẫn “đi đêm” với Trung Quốc.

Nhân vụ này, NXB Tự Do cũng tổ chức tặng sách “Chính trị bình dân” của Phạm Đoan Trang. Họ viết rằng tặng cờ không giúp ích gì cho ngư dân, “chỉ có hiểu biết về chính trị” mới giúp người dân “trở thành những công dân có trách nhiệm, có năng lực tự bảo vệ bản thân, đồng thời tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.
Thứ nhất, chúng tôi thấy quan điểm của luật sư Hà Hải – rằng cảnh sát biển Việt Nam cần kịp thời can thiệp mỗi khi ngư dân bị tàu nước ngoài đâm chìm hoặc bắt giữ trái pháp luật – là có cơ sở và rất đáng lắng nghe.
Thứ hai, chúng tôi không đồng ý với quan điểm của giới “dân chửi”, rằng bảo vệ lãnh hải là việc của quân đội thay vì của ngư dân “bám biển”. Về mặt pháp luật, Điều 64 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khẳng định rằng “bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân”, và “cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh”. Về lý và tình, những ngư dân trực tiếp hưởng lợi từ việc đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đương nhiên có một phần trách nhiệm trong việc bảo vệ vùng biển đó. Thật lạ khi giới “dân chửi” không hiểu lý lẽ này, sau khi đã thấm nhuần sách “Chính trị bình dân” của Phạm Đoan Trang.
Thứ ba, cách tuyên truyền của giới “dân chửi” trong vụ việc này cho thấy họ đang áp dụng “tiêu chuẩn kép”, nói trắng cũng được, nói đen cũng xong. Một mặt, khi cần kích động biểu tình, bạo loạn, họ gọi những người dân thường không đi biểu tình, không hoảng loạn về chuyện Biển Đông là “thờ ơ, vô cảm”, “vô trách nhiệm với Tổ quốc”. Mặt khác, khi cần công kích Nhà nước, họ lại nói rằng bảo vệ biển là trách nhiệm của quân đội thay vì ngư dân. Nếu giới “dân chửi” muốn đóng góp cho nền độc lập của dân tộc, có lẽ họ nên bắt đầu bằng cách ngừng nhận tiền nước ngoài, thay vì bằng cách dạy người khác yêu nước.

3 nhận xét:

  1. cách tuyên truyền của giới “dân chửi” trong vụ việc này cho thấy họ đang áp dụng “tiêu chuẩn kép”, nói trắng cũng được, nói đen cũng xong. Một mặt, khi cần kích động biểu tình, bạo loạn, họ gọi những người dân thường không đi biểu tình, không hoảng loạn về chuyện Biển Đông là “thờ ơ, vô cảm”, “vô trách nhiệm với Tổ quốc”. Mặt khác, khi cần công kích Nhà nước, họ lại nói rằng bảo vệ biển là trách nhiệm của quân đội thay vì ngư dân. Nếu giới “dân chửi” muốn đóng góp cho nền độc lập của dân tộc, có lẽ họ nên bắt đầu bằng cách ngừng nhận tiền nước ngoài, thay vì bằng cách dạy người khác yêu nước.

    Trả lờiXóa
  2. Về mặt pháp luật, Điều 64 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khẳng định rằng “bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân”, và “cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh”. Về lý và tình, những ngư dân trực tiếp hưởng lợi từ việc đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đương nhiên có một phần trách nhiệm trong việc bảo vệ vùng biển đó. Thật lạ khi giới “dân chửi” không hiểu lý lẽ này, sau khi đã thấm nhuần sách “Chính trị bình dân” của Phạm Đoan Trang.

    Trả lờiXóa