Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2024

Chuyện lạ trong tù ở Việt Nam


Nhà tù nổi tiếng nhất thế giới mà ai cũng biết tới là nhà tù Guantánamo của Hoa Kỳ nhằm chứa các tù binh và những người tình nghi khủng bố. Nó nổi tiếng không phải vì chất lượng cải tạo, chính sách tù nhân tốt mà nơi đây nổi tiếng vì nó là “địa ngục trần gian của thế kỷ 21. Nhà điều tra nhân quyền của Liên Hợp Quốc Ni Aolain đã phải thốt lên rằng "sau hai thập kỷ, sự đau khổ của những người bị giam giữ là sâu sắc và điều này vẫn đang tiếp diễn… họ đang phải chịu những tác hại không ngừng do các hoạt động bức cung, tra tấn và giam giữ tùy tiện có hệ thống".

Những chuyện tra tấn, bức cung và giam giữ tuỳ tiện phạm nhân của các nước đế quốc không phải là hiếm. Ở Việt Nam cũng từng có nhà tù Hoả Lò của Pháp, Côn Đảo của Mỹ một thời gây xôn xao khắp thế giới. Nhưng có lẽ thế giới chưa biết ở Việt Nam có những nhà tù vô cùng kỳ lạ với những khả năng đặc biệt, có thể khiến giới khoa học phải “hoài nghi nhân sinh”.

Trại giam có thể phục hồi khiếm khuyết cơ thể

Trên thế giới đã từng ghi nhận có một vị tiến sĩ tên là Curtis Connors của tập đoàn Oscorps, do bị mất một tay nên ôm lòng nghiên cứu phương thuốc với mong muốn phục hồi lại cánh tay cho mình cũng như tất cả những ai bị mất một phần thân thể. Tiến sĩ Connors nghĩ ra cách sử dụng gen của loài thằn lằn, vì đây là loài có thể tự khôi phục được cái đuôi bị đứt. Kết quả thí nghiệm đã thành công và biến ông trở thành quái vật thằn lằn. Dĩ nhiên câu chuyện này chỉ có trên vũ trụ điện ảnh Marvel.

Tuy nhiên, đó cũng là câu chuyện có thật ở Việt Nam và xảy ra trong một trại giam. Vào hồi tháng 07/2011, bà Dương Thị Tân - vợ cũ của Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày đã loan báo blogger này bị "cai ngục cộng sản" chặt đứt một cánh tay trong tù. Các hãng tin quốc tế như BBC, RFA, VOA tiếng Việt vội chộp lấy như một "bằng chứng' quý giá để tố cáo Việt Nam. Nhưng đến ngày 21/10/2014 blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải được chính phủ Việt Nam “xuất khẩu” sang Mỹ và hình ảnh của Điếu cày tại sân bay Mỹ với tứ chi đầy đủ đã khẳng định ông này có khả năng mọc lại những bộ phận bị mất trên cơ thể khi đang ở trong trại giam Việt Nam.

Trại giam giúp phạm nhân tu hành đắc đạo

Ở Việt Nam có những nhà tù chỉ cần ngồi một chỗ, không ăn không uống, cân nặng vẫn tăng. Điển hình như câu chuyện của phạm nhân Cù Huy Hà Vũ. Một bài báo được đăng vào ngày 14/06/2013 trên RFI cho hay, Cù Huy Hà Vũ đã tuyệt thực trong tù đến ngày thứ 20. Tuy nhiên khi đoàn phóng viên tới thăm Cù Huy Hà Vũ thì Vũ vẫn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, nặng tới 92 kg, còn nặng hơn trước khi vào tù. Điều này cũng từng được ghi nhận trên thế giới bởi nhiều nhà sư chỉ ngồi thiền định một chỗ, không ăn trong nhiều ngày mà vẫn sống. Điều đó cho thấy Vũ đã thực sự đắc đạo, nhưng còn lợi hại hơn ở chỗ là có thể tăng cân.

 

Trại giam muốn chết cũng không thể chết

Đây có lẽ là ước ao của bất kỳ nhà tù nào trên toàn thế giới, vì việc phải giam giữ một lượng lớn người vi phạm pháp luật tốn không ít chi phí cho việc ăn uống của các phạm nhân. Trên thế giới không ít câu chuyện mà người ta cố tình phạm tội để được thụ án trong tù chỉ vì bên ngoài quá đói, vào tù để được ăn “cơm nhà nước”, được khám sức khỏe định kỳ…

Mới đây, ở Việt Nam có 02 phạm nhân là Trần Huỳnh Duy Thức và Đặng Đình Bách cũng tuyên bố tuyệt thực. Trường hợp của Thức đã diễn ra 3 đợt tuyệt thực, đợt 1 (2016) thông tin từ người thân cho biết Thức tuyệt thực 15 ngày, đợt 3 (2020) Thức tuyên bố sẽ “tuyệt thực đến chết”. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại là năm 2024, Thức vẫn sống, cân nặng 65 kg mà theo thông tin từ gia đình là đã tăng cân, mặc dù vẫn liên tục nhắc đi nhắc lại việc Thức sẽ “tuyệt thực đến chết”.

Có những thông tin cho rằng, Thức và Bách tuyệt thực là chỉ không ăn đồ ăn do trại giam cung cấp, nhưng vẫn lén ăn đồ ăn bên ngoài như gia đình gửi vào hoặc biết đâu là cỏ cây, hoa lá trong trại cũng nên. Nhưng dù lý do là gì thì quả thật cũng đều là những câu chuyện thật huyền bí, 4 năm trời tuyệt thực vẫn không thể chết theo ý nguyện.

Thật vậy, trong các trại giam có rất nhiều câu chuyện thú vị, ly kỳ mà ngay cả giới khoa học khó lòng giải thích, hoạ chăng chỉ có các “nhà đấu tranh dân chủ”, các tổ chức nhân quyền là có thể giải mã. Điểm chung của những điều kỳ lạ này đều cùng một điều kỳ lạ, đó là đi tù vẫn có thể kiếm được tiền, tiền nhiều là đằng khác. Họ luôn được các quỹ này, “nhà hảo tâm” kia gửi tiền cho nhân thân bên ngoài để mua đồ ăn tiếp tế gửi vào trại giam cổ vũ họ tiếp tục “tuyệt thực”. Quả là đi tù mà sướng như tiên!

VĂN VỞ TRÁO TRỞ CỦA TRẦN HUỲNH DUY THỨC VÀ NHỮNG CÚ LỪA KHÔNG THỂ NGỜ

Trần Huỳnh Duy Thức là một đối tượng chống phá chính quyền nhân dân thuộc hàng số má ở Việt Nam. Đối tượng này đã thành lập cái gọi là “nhóm nghiên cứu Chấn”, rồi “Đảng Xã hội Việt Nam” nhằm thu hút lực lượng vì cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ “vong” vào năm 2010. Và đến năm 2020 sẽ “tận””, tranh thủ lúc đó Thức sẽ lật đổ Nhà nước và tự đưa mình lên làm “Bộ trưởng Bộ Kinh tế”. Chưa rõ Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ “vong” vào năm 2010 hay không, nhưng hắn đã bị kết án 16 năm tù với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân khi dịp Tết Nguyên đán 2010 đang cận kề.

Kể từ ngày hắn thụ án đến nay, sẽ không thấy làm lạ khi một kẻ hoang tưởng chính trị như hắn có thể nhận thức được hành vi sai trái của mình. Hắn vẫn liên tục kêu oan trong trại giam, nhiều lần tuyên bố tuyệt thực đến chết để phản đối bản án. Khi được Nhà nước khoan hồng cho xuất ngoại, hắn không đồng ý với lý do “ở lại Việt Nam sát cánh cùng nhân dân”, sự hoang tưởng và tráo trở lên đến cực độ.

Đúng vậy, cái tráo trở của hắn ở chỗ không chỉ một lần tuyên bố tuyệt thực đến chết, mà đã nhiều lần và được người thân bên ngoài tích cực tuyên truyền về cái tuyên bố này. Nhưng kể từ lần đầu tuyên bố tuyệt thực đến chết vào năm 2020 cho đến nay đã 4 năm, hắn vẫn sống nhăn răng, từng thừa nhận rằng “ăn uống linh tinh vậy mà từ đầu tháng tới giờ em vẫn lên được 1 ký đó, đạt 65 ký”.

Hắn tuyên bố tuyệt thực, cả làng “dân chủ” rồi các nước, các tổ chức thiếu thiện cảm với Việt Nam đồng loạt lên án Việt Nam đòi “Việt Nam phải thả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức”, rồi hắn nói trại giam không cho hắn ăn, không bán đồ ăn cho hắn thì họ lại lên án “bức hại tù nhân lương tâm”. Nhưng họ đâu có ngờ, tuyệt thực là không ăn không uống, nhưng hắn chỉ tuyệt thực với đồ ăn của trại giam, không mua đồ ăn ở căng tin vì sợ… không an toàn, nhưng vẫn ăn đồ ăn người thân gửi vào và vì thế vẫn béo tốt.

Hắn nhờ người thân sử dụng các tài khoản mạng xã hội tô vẽ lên một hình tượng “đấu tranh” gian khổ, một “chiến sĩ chống Cộng” oanh liệt. Chẳng hạn người thân nói hắn “bị bỏ đói 3 ngày trong tháng 3 vì căng tin không bán đồ ăn” nhưng hắn không nói hắn cố tình từ chối đồ ăn trại giam cung cấp theo chế độ và thế là câu chuyện trở thành “chính quyền CSVN bỏ đói tù nhân lương tâm”. Thêm nữa hắn cũng chẳng giải thích vì sao trong 03 ngày căng tin không bán đồ ăn cho hắn, phải chăng hắn vi phạm nội quy cơ sở giam giữ nên bị hạn chế mua đồ ăn căng tin theo thông tư 14/2020/TT-BCA đã quy định?

Trần Huỳnh Duy Thức không chỉ lợi dụng những lời nói và hành động của mình để tạo dựng một hình tượng “anh hùng” trong mắt công chúng, mà còn có một chiến lược bài bản nhằm lôi kéo sự ủng hộ từ các tổ chức quốc tế, các chính trị gia nước ngoài và những người không hiểu rõ tình hình thực tế tại Việt Nam. Thức biết rõ rằng các tổ chức thiếu thiện cảm với Việt Nam luôn tìm kiếm cơ hội để chỉ trích và gây áp lực đối với chính quyền Việt Nam, và hắn đã tận dụng điều này một cách tinh vi.

Tuy nhiên, điều mà những người ủng hộ hắn không biết, hoặc cố tình không nhận ra, là tất cả những lời nói và hành động của Thức đều được dàn dựng kỹ lưỡng, và hoàn toàn không có cơ sở thực tế.

Không dừng lại ở việc dối trá về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam giữ, Trần Huỳnh Duy Thức còn lợi dụng lòng tin của người dân hải ngoại để thu lợi cá nhân. Bằng cách liên tục kêu gọi quyên góp và nhận sự hỗ trợ tài chính từ cộng đồng người Việt tại nước ngoài, hắn đã biến việc "đấu tranh" thành một công cụ kiếm tiền. Những khoản tiền này không chỉ giúp hắn duy trì cuộc sống thoải mái trong trại giam mà còn hỗ trợ cho các hoạt động gây rối của hắn sau này.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2024

HÀI HƯỚC CÂU CHUYỆN TUYỆT THỰC THEO KIỂU “NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ VIỆT”!


Cái chuyện “ở nhà đá, ăn cơm nhà nước, ngủ có người canh” của giới “đấu tranh dân chủ” luôn là những câu chuyện ly kỳ đối với dư luận.  Nếu để các nhà làm phim hollywood khai thác những câu chuyện đó, thì hẳn khá nhiều hài kịch ra đời

Mới đây, cùng một trại giam, Đặng Đình Bách và Trần Huỳnh Duy Thức "rủ" nhau tuyệt thực để phản đối điều kiện giam giữ, cải tạo, vì căng tin không bán đồ ăn theo yêu cầu của họ và ...để ủng hộ lẫn nhau. Vì sao hai phạm nhân này không cùng vụ án, gặp nhau trong tù mà kết "liên minh tuyệt thực" đến vậy?


 Điểm qua một chút về bản án của hai phạm nhân này.


 Đặng Đình Bách bị tòa tuyên án 5 năm tù với tội danh “Trốn thuế” trong quá trình là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD). Cơ quan điều tra công bố rằng Quá trình hoạt động, Bách liên hệ với các tổ chức nước ngoài, đàm phán nhận các khoản tiền tài trợ để triển khai các chương trình, dự án. Tuy nhiên, khi nhận tài trợ, Trung tâm LPSD không làm thủ tục xin phê duyệt, không được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Trung tâm sử dụng 5 tài khoản tại 3 ngân hàng.

Từ năm 2016 - 2020, Trung tâm đã nhận số tiền hơn 10 tỷ đồng từ các tổ chức trong nước và nước ngoài thanh toán hợp đồng dịch vụ, tài trợ cho Trung tâm. Cơ quan tố tụng xác định, Đặng Đình Bách có hành vi trốn thuế hơn 1,38 tỷ đồng. Dĩ nhiên Bách chối tội và đổ lỗi cho cấp dưới của mình là Hoàng Thị Thu Trang, kế toán của Bách đã nghỉ việc năm 2020.

Trong khi đó, Trần Huỳnh Thức bị bắt và tuyên án 16 năm tù với tội danh “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”. Thức đã thành lập tổ chức phản động có tên gọi “Nhóm nghiên cứu Chấn”, lôi kéo 4 đối tượng gồm Lê Thăng Long, Lê Thị Thu Thu, Trần Thị Thu và Cù Thị Phương cùng tham gia. Thông qua tổ chức phản động này, Thức đề ra đường lối, kế hoạch hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, đề ra phương thức hoạt động nhằm thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam.

Trong các bài viết trên trang Facebook Trần Huỳnh Duy Thức do người thân và các đối tượng phản động quản lý vẫn thường xuyên cập nhật tình hình tuyệt thực của phạm nhân Trần Huỳnh Duy Thức. Chẳng hạn ở bài viết mới nhất có nội dung “Anh Thức nói anh bị bỏ đói 3 ngày trong Tháng 3 vì 3 ngày này căn tin Trại giam không bán thức ăn cho anh nhưng anh vẫn giữ được 65kg chắc là nhờ vào đồ ăn thăm gặp và bưu kiện gia đình gửi”.

Còn đối với Đặng Đình Bách thì người thân của phạm nhân này chia sẻ trên RFA vào hồi tháng 7/2023 với nội dung như sau: “Anh bắt đầu bước vào cái cuộc tuyệt thực từ 09/6, và việc từ chối nhận toàn bộ khẩu phần ăn của trại giam từ ngày 09/6 là cái quyết định chủ động của cá nhân anh.”

Vậy thực tế quá trình tuyệt thực trong tù của 02 đối tượng trên là như thế nào? Theo thông tin tìm hiểu được, cùng với sự thừa nhận của người thân của Trần Huỳnh Duy Thức cho thấy: Phía trại giam không hề cắt khẩu phần ăn của 02 đối tượng trên. Dĩ nhiên đồ ăn trại giam không thể ngon miệng như ăn ở ngoài, vì đây là đi tù, học tập cải tạo chứ không phải đi nghỉ dưỡng. Việc 02 phạm nhân này tuyệt thực là không ăn đồ ăn trong trại, nhưng vẫn ăn đồ ăn do người thân gửi vào.

Như vậy các “nhà dân chủ” đã bổ sung thêm một khái niệm mới về “tuyệt thực”, người ta tuyệt thực là không ăn, không uống, còn các “nhà dân chủ” chỉ tuyệt thực đồ ăn đạm bạc của trại giam. Đấu tranh thế này thì ai cũng làm được. Ấy vậy nhưng dưới ngòi bút của giới “dân chủ” lại biến câu chuyện này trở thành một sự đấu tranh mạnh mẽ, rằng “nhà tù CSVN ngược đãi tù nhân lương tâm”. Và rồi cứ thế tiền quyên góp từ các nơi lại đổ về túi những tổ chức, cá nhân nhân danh cho 02 đối tượng trên hưởng lợi.

Một chiêu trò cũ rích được những kẻ “đấu tranh dân chủ” giả tạo sử dụng bao năm nay vẫn tỏ ra hiểu quả thế này làm thiên hạ phải thốt ra những câu “phản động mà ngu thế này thì cứ kê cao gối lên mà ngủ ngon giấc”. Thôi thì hoạ chăng câu chuyện tuyệt thực này cũng khiến những kẻ chống Cộng gần đất xa trời bên bển còn lại một chút niềm tin rằng quốc nội vẫn còn người “đấu tranh cho tự do, dân chủ”.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2024

Phải chăng thân nhân Đặng Đình Bách, Trần Huỳnh Duy Thức nên công khai, minh bạch lý do tuyệt thực?

 

Xưa nay những “nhà dân chủ”, “đấu tranh chính trị” luôn sử dụng những luận điệu đòi công khai, minh bạch những thông tin mật, thông tin nội bộ, thông tin riêng tư (đã được quy định trong các điều luật và được pháp luật bảo vệ) nhằm khai thác thông tin, hạ bệ uy tín, danh dự hoặc vẽ ra các kịch bản để tấn công vào các tổ chức, cá nhân để thực hiện các mục đích chính trị. Nhưng có lẽ những đòi hỏi vô lý này miễn trừ áp dụng cho những “nhà dân chủ” kia.

Trong suốt thời gian thi hành án của 02 “nhà dân chủ” Đặng Đình Bách và Trần Huỳnh Duy Thức, có rất nhiều thông tin được cho là từ phía 02 “nhà dân chủ” này cung cấp cho người thân về việc bị các cán bộ trại giam áp bức, gây sức ép trong quá trình sinh hoạt, ngăn cấm gửi thư từ hay điện thoại ra bên ngoài... Dẫn tới việc 02 “nhà dân chủ này” rủ nhau tuyệt thực để phản đối bản án và phản đối trại giam đối xử bất công, vi phạm quy định…

Đặng Đình Bách và Trần Huỳnh Duy Thức có nhiều tuyên bố tuyệt thực khác nhau với những lý do khác nhau. 


Có lần tuyệt thực là phản đối cơm trại khó ăn, chắc 02 “nhà dân chủ” này nghĩ mình đang đi nghỉ dưỡng? 


Rồi có khi họ cho là Căng tin không bán đồ ăn cho họ, chắc họ đang nghĩ đang shopping trong siêu thị?


 Nhưng có những lý do được đề cập nhiều nhất trong các lần tuyên bố tuyệt thực đó là “bị cán bộ quản giáo hạn chế, ngăn cấm gọi điện, thư từ và nhận bưu kiện từ người thân gửi vào”.

Không hiểu các “nhà dân chủ” này có đang nhận thức được việc rằng họ đang ở tù hay không mà đưa ra rất nhiều lý do, đòi hỏi vô lý. Sở dĩ những người bị kết tội phải đi tù, chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ, phải tuân thủ theo một chế độ sinh hoạt, lao động cải tạo bởi đó là những đối tượng gây nguy hại cho xã hội, buộc phải cách ly khỏi xã hội và học tập cải tạo để nhận ra được sai lầm của mình. Ngoài ra một số phạm nhân phạm tội có tổ chức hoặc liên quan đến nhiều người càng phải bị giám sát chặt chẽ hơn nữa, chẳng hạn việc gửi thư từ, điện thoại ra bên ngoài một cách tự do không khác nào trở thành công cụ liên lạc để các đối tượng bên ngoài tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Điều 54 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định chế độ liên lạc của phạm nhân như sau:

1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận.

2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.

Như vậy, phạm nhân đều có chế độ liên lạc đã được quy định nhưng đều được cấp kiểm tra, kiểm duyệt. Nếu quả thực 02 “nhà dân chủ” bị chèn ép, ngăn cấm gửi thư từ, thăm gặp, gọi điện và nhận bưu kiện từ các cán bộ trại giam thì có thể công khai cụ thể nội dung thư từ gửi ra là gì được không? Không lý nào cán bộ trại giam lại ngăn cấm nếu không có vấn đề gì.

Có lẽ 02 “nhà dân chủ có những điều khó nói nên các nội dung tuyên bố tuyệt thực vì lý do trên đều không đề cập đến nội dung thư từ, điện thoại, bưu kiện của mình. Chắc hẳn đó phải là những thông tin gây nguy hiểm cho xã hội, có các hoạt động vi phạm pháp luật. Bởi nếu đó chỉ là những nội dung thăm hỏi người thân, hay một nội dung mang tính “quyền con người” đơn thuần thì có lẽ đã có những thông tin bù lu bù loa lên rồi, đằng này im bặt.

Là một người quan sát các hoạt động của các nhà đấu tranh dân chủ, đề nghị người thân của 02 phạm nhân Đặng Đình Bách và Trần Huỳnh Duy Thức công khai, minh bạch các nội dung thư từ, liên lạc mà phía trại giam đã ngăn cấm để mọi chuyện được sáng tỏ.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2024

Vì sao đám zân chủ hay tuyệt thực?

 

Việc tuyệt thực của các đối tượng không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên, mà nó được tính toán một cách hết sức cẩn thận. Nghiên cứu về việc này, chúng ta không khó để nhận ra một điều hài hước là các lần tuyệt thực đều diễn ra theo một quy trình chung. Ban đầu, thông qua việc thăm gặp người nhà, các đối tượng đang chấp hành án sẽ rêu rao thông tin bản thân mình đang tiến hành tuyệt thực trong trại giam. Sau đó, người nhà của các đối tượng này trở thành cầu nối lan truyền thông tin đến những báo, đài, cũng như những cá nhân, tổ chức phản động, chống đối. Trên cơ sở nguồn tin từ người thân của các “tù nhân lương tâm”, các hãng báo chí thù địch hoặc thiếu thiện cảm với Việt Nam và các đối tượng chống đối tiến hành viết bài xuyên tạc, thổi phồng sự việc, vu khống bản chất chế độ ta.

Trước hết, các đối tượng tuyệt thực nhằm đánh bóng tên tuổi và để bản thân không bị lãng quên. Không khó để chúng ta nhận thấy những nhà “dân chủ” đang mọc lên như nấm sau mưa. “Dân chủ” đã trở thành một nghề kiếm cơm của không ít đối tượng. Và hiển nhiên, trong nghề “dân chủ” này, việc cạnh tranh là điều khó có thể tránh được.

Chính vì vậy, khi bị kết án và chấp hành hình phạt tù, nếu không tuyệt thực, không có các hành động chống phá thì tên tuổi của những nhà “dân chủ” cũng sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Do không thể từ bỏ những lợi ích nên dù bị kết án phạt tù, các đối tượng vẫn tìm mọi cách để tiến hành các hành động chống đối nhằm thu hút sự chú ý từ các các nhân, tổ chức cũng như các thế lực phản động ở bên ngoài.

Thông qua việc tuyệt thực, các đối tượng đang chấp hành án ở trong nhà tù câu kết với các đối tượng phản động, chống đối ở bên ngoài bôi nhọ chế độ, xuyên tạc bản chất Nhà nước. Muôn vàn thông tin sai lệch liên quan đến việc tuyệt thực được các đối tượng thêu vẽ. Trong đó, lập luận được các đối tượng liên tục sử dụng là Nhà nước ta sử dụng nhà tù để đàn áp, trả thù người chống đối, bất đồng chính kiến, xâm phạm đến nhân quyền của người chấp hành án.

Đây là thông tin bịa đặt một cách trắng trợn, thể hiện sự thâm hiểm của các đối tượng phản động. Bởi lẽ, với lập luận trên, các đối tượng phủ nhận sạch trơn việc bản thân có hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khác, các đối tượng vu khống nhà nước ngăn cản các quyền lợi chính đáng của người dân. Suy cho cùng, đích đến của các đối tượng này cũng chỉ để thực hiện mưu đồ xâm hại an ninh quốc gia của Việt Nam.

Mặt khác, qua hành vi tuyệt thực, các đối tượng thổi phồng sự việc, từ đó kêu gào sự giúp đỡ từ các tổ chức bên ngoài nhằm gây sức ép với Việt Nam. Thông qua bàn tay của các tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam, các đối tượng chờ đợi những tác động nhằm giúp bản thân được sớm ra tù.

Ngoài ra, chúng ta cũng thấy rõ, việc tuyệt thực chính là một cách để các đối tượng phản động, chống đối tạo cớ cho các tổ chức bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước ta. Trước hết, đó là các cá nhân, tổ chức phản động, cơ hội chính trị người Việt ở trong và ngoài nước. Các nhóm trên có sự câu kết chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung là chống phá Nhà nước, xoá bỏ chế độ, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở nước ta.

Thực tế, các đối tượng lu loa “tuyệt thực”, song tại trại giam cho thấy, các phạm nhân này vẫn ăn uống bình thường theo tiêu chuẩn quy định, thậm chí họ còn tiếp nhận thực phẩm tiếp tế từ gia đình khá đầy đủ.

Với chiêu trò tuyệt thực, các đối tượng bị kết án đã tạo ra cái cớ để những thế lực bên ngoài thò tay vào công việc nội bộ của nước ta, tạo lý do để các bản phúc trình về dân chủ, nhân quyền có nội dung sai lệch được công bố.

Hành động tuyệt thực của các đối tượng thể hiện sự chống đối quyết liệt, ngoan cố và thiếu tôn trọng pháp luật. Nguy hiểm hơn, hành động này lại được không ít kẻ cổ suý, tung hô và sử dụng vào việc xâm hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Bên cạnh việc xử lý những kẻ có hành vi sai phạm, Đảng, Nhà nước đẩy mạnh việc tuyên truyền các thông tin chính thống, chủ động đấu tranh với các thông tin sai lệch về vấn đề tuyệt thực để người dân hiểu rõ sự thật, cảnh giác với các âm mưu, hành vi chống phá.


 

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2024

Lạm bàn chiêu trò tuyệt thực

 

Tuyệt thực - tuyệt chiêu của các nhà dân chủ bị bắt, nó trở thành kinh điển, kinh khủng với những sự hài hước và lố lăng đến kinh tởm. Bạn đã thấy ai tuyệt thực suốt 30 ngày mà vẫn sống nhăn chưa? Bạn đã thấy ai tuyệt thực mà béo hơn con lợn chưa!? Có đấy, chỉ có các anh chị dân chủ mới làm được những điều kỳ diệu đó.

Thực ra, việc tuyệt thực của các đối tượng không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên, mà nó được tính toán một cách hết sức cẩn thận. Nghiên cứu về việc này, chúng ta không khó để nhận ra một điều hài hước là các lần tuyệt thực đều diễn ra theo một quy trình chung. Ban đầu, thông qua việc thăm gặp người nhà, các đối tượng đang chấp hành án sẽ rêu rao thông tin bản thân mình đang tiến hành tuyệt thực trong trại giam. Sau đó, người nhà của các đối tượng này trở thành cầu nối lan truyền thông tin đến những báo, đài, cũng như những cá nhân, tổ chức phản động, chống đối. Trên cơ sở nguồn tin từ người thân của các “tù nhân lương tâm”, các hãng báo chí thù địch hoặc thiếu thiện cảm với Việt Nam và các đối tượng chống đối tiến hành viết bài xuyên tạc, thổi phồng sự việc, vu khống bản chất chế độ ta.

Trước hết, các đối tượng tuyệt thực nhằm đánh bóng tên tuổi và để bản thân không bị lãng quên. Không khó để chúng ta nhận thấy những nhà “dân chủ” đang mọc lên như nấm sau mưa. “Dân chủ” đã trở thành một nghề kiếm cơm của không ít đối tượng. Và hiển nhiên, trong nghề “dân chủ” này, việc cạnh tranh là điều khó có thể tránh được.

Chính vì vậy, khi bị kết án và chấp hành hình phạt tù, nếu không tuyệt thực, không có các hành động chống phá thì tên tuổi của những nhà “dân chủ” cũng sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Do không thể từ bỏ những lợi ích nên dù bị kết án phạt tù, các đối tượng vẫn tìm mọi cách để tiến hành các hành động chống đối nhằm thu hút sự chú ý từ các các nhân, tổ chức cũng như các thế lực phản động ở bên ngoài.

Rõ ràng, tuyệt thực đang bị một số phạm nhân được gán nhãn hiệu “tù nhân lương tâm” lợi dụng để ăn vạ, làm màu và thực hiện mục đích đen tối khác. Vin vào các lý do rất kỳ khôi, họ không ngại sử dụng chiêu trò “tuyệt thực” để gây khó dễ với quản lý trại giam. Thậm chí chưa cần tù nhân tuyên bố tuyệt thực, người nhà họ đã đánh trống la làng, mà gia đình Trần Huỳnh Duy Thức là điển hình trong cái trò cào mặt ăn vạ này, thường xuyên thông báo cho đồng bọn biết là Thức tuyệt thực. Một năm phải vài lần, Trần Huỳnh Duy Thức lại thông báo tuyệt thực và sau mỗi lần như thế, hắn lại có vẻ béo tốt lên!?

Thay vì ăn năn, hối cải trước bản án thích đáng của pháp luật để từ đó sửa chữa, thay đổi bản thân mình, một số người được các thế lực thù địch và tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam gắn nhãn hiệu “tù nhân lương tâm” vẫn cố tình chống phá đất nước một cách tuyệt vọng bằng nhiều chiêu trò khác nhau, mà phổ biến nhất là bịa ra chuyện tuyệt thực. Bằng thủ đoạn này, họ mưu đồ lôi kéo sự chú ý của dư luận nhằm tiếp tục vu cáo Đảng và Nhà nước Việt Nam, đặt ra các đòi hỏi, yêu sách phi lý. Nhưng đến nay, sau nhiều lần bị lường gạt, cộng đồng quốc tế cũng như không ít người từng ủng hộ các tù nhân này đã hiểu rõ bản chất vấn đề.


 

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2024

Dù bị bóc mẽ nhiều lần, Trần Huỳnh Duy Thức lại tuyệt thực!

 

Đây không phải là lần đầu tiên Trần Huỳnh Duy Thức sử dụng chiêu trò “tuyệt thực”. Và cũng không phải là lần đầu tiên các thế lực thù địch lợi dụng việc tuyên bố “tuyệt thực” của Trần Huỳnh Duy Thức để tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Để hiểu rõ về Trần Huỳnh Duy Thức phải lật lại quá khứ của ông ta. Trần Huỳnh Duy Thức (SN 1966, HKTT tại phường 13, quận Tân Bình, TP HCM); bị bắt ngày 24/5/2009 và Tòa án tuyên phạt 16 năm tù giam vì phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tôi thậm chí nghĩ rằng mình không cần phải giới thiệu thêm về cái trò tuyệt thực cũ rích này nữa. Tính sơ từ ngày Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án và chấp hành án năm 2010 đến nay, hắn đã có khoảng chục lần tuyên bố tuyệt thực - một kỷ lục của các anh chị “tù nhân lương tâm”, và lần nào cũng thế, sau đó thì là béo tốt, thì là tròn quay. Cũng không cần thiết phải lấy ví dụ nữa, nhiều gương quá rồi.

Vấn đề ở đây là chúng ta cần phải tìm hiểu xem mục đích của lần tuyệt thực này là gì? Bởi một lẽ đương nhiên, mỗi lần tuyên bố tuyệt thực đều là mỗi âm mưu, mục đích ẩn đằng sau đó. Sự thật hành vi tuyệt thực của những đối tượng xâm hại an ninh quốc gia này chỉ là một chiêu trò chống đối. Đằng sau những lần tuyệt thực là những động cơ hết sức sâu xa về mặt chính trị.

Trở lại với lần tuyệt thực này của Trần Huỳnh Duy Thức, ta thấy nó có đôi chút thất thường (mới tuyên bố tuyệt thực ngày 27/01 mà đến ngày 14/02 đã dừng, ít hơn nhiều so với những kỷ lục hơn 40 ngày trước kia). Thế nhưng, ngẫm kỹ ra, thấy cũng chẳng có gì lạ cả. Bởi lẽ cũng chỉ là trò vặt vãnh để moi chút quan tâm, săn sóc của chính giới Mỹ, phương Tây với các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Chẳng biết lần này chiêu trò cũ rích có giúp cho phạm nhân Trần Huỳnh Duy Thức được như ý nguyện hay không? Tôi cũng không quan tâm. Điều tôi quan tâm nhất hiện nay là theo dõi xem Trần Huỳnh Duy Thức lần này có phá được kỷ lục tuyệt thực so với các lần trước hay không thì đã thất vọng quá rồi.

Mà cũng lạ, cái trò này đã bị bóc mẽ từ lâu nhưng Thức và các đối tượng khác vẫn diễn mãi, thế mới tài. Cuối năm 2018, Kênh truyền hình ANTV đã công bố clip chứng minh hoàn toàn không có chuyện Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực. Những hình ảnh thực tế cho thấy ông ta vẫn sống khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường.

Qua clip, có thể thấy rõ danh mục đồ ăn, thức uống mà ông Thức sử dụng trong toàn bộ khoảng thời gian đó như thịt, cá biển, café, đường…. Có thể kể ra một vài ví dụ như: Ngày 4-9-2018, tại Bản kê khai đồ, quà thân nhân gửi cho phạm nhân qua đường bưu điện, Trần Huỳnh Duy Thức đã nhận được từ vợ là Lê Đính Kim Thoa, sinh năm 1966 số quà có trọng lượng 3,95kg, trong đó có 01 hộp sữa hộp Ensure, 01 túi ruốc bông. Hay như ngày 16-9-2018, chị gái Thức là Trần Thị Thu Liên, sinh năm 1963 tiếp tục gửi 5kg các đồ ăn, uống bổ dưỡng gồm: sâm ngâm mật ong, kẹo bánh, sữa đặc, phô-mai, canh rong biển, cháo sen. Và còn rất nhiều lần khác Thức đã mua đồ ăn ở căng tin của trại giam, với chữ ký nhận đầy đủ của ông ta. Qua clip người xem còn dễ dàng nhận thấy Trần Huỳnh Duy Thức vẫn sinh hoạt, giải trí như mọi ngày, không có biểu hiện suy nhược hay mệt mỏi như thường thấy ở những người nhịn ăn uống.

Bị bóc mẽ vẫn làm đi làm lại, đúng là không còn ai trơ tráo hơn Thức nữa!

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2024

TRÒ MÈO “TUYỆT THỰC”

  

Mới đây tổ chức khủng bố “Việt tân” cùng làng zân chửi Việt Nam lại giở chiêu bài “tuyệt thực” quen thuộc để nhắc nhở quan thầy và giới zân chửi đừng lãng quên “Trần Huỳnh Duy Thức”. Có lẽ trên thế giới thì Việt Nam và các nước đang còn ý thức hệ cộng sản chính là nơi tồn tại nhiều kỷ lục về tuyệt thực nhất trên thể giới, chưa ở đâu mà hình thức tuyệt thực trong trại giam lại tồn tại đa dạng và hài hước như ở Việt Nam khi mà có những phạm nhân “tuyệt thực” nhưng lại tăng cân thậm chí bị những bệnh từ tăng cân đem tới.



Tuyệt thực từ trước đến nay là một hình thức đấu tranh nghiêm túc và đem lại nhiều vấn đề rủi ro về sức khỏe và những người tham gia tuyệt thực đòi hỏi phải có ý chí và quyết tâm rất lớn nhưng đối với làng zân chửi ở Việt Nam thì tuyệt thực kiểu không ăn cơm trại nhưng ăn “đẫy” miệng cơm do gia đình tiếp tế gửi lưu ký, với dinh dưỡng thì chẳng thiếu thứ gì. Ở nước ngoài tuyệt thực là một hình thức đấu tranh bất bạo động, trong đó người tham gia từ chối ăn uống để biểu hiện sự phản đối hoặc đòi hỏi một quyền lợi nào đó. Hình thức này thường được sử dụng bởi các nhà đấu tranh cho dân chủ, quyền con người, hoặc các vấn đề xã hội khác. Dưới đây là một số hình thức tuyệt thực mà các nhà đấu tranh thường áp dụng:

Tuyệt thực hoàn toàn: Người tham gia ngừng hoàn toàn việc ăn và uống, chỉ uống nước hoặc nước muối loãng để duy trì cơ thể. Đây là hình thức tuyệt thực khắc nghiệt nhất và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu kéo dài.

Tuyệt thực không hoàn toàn: Người tham gia từ chối ăn nhưng vẫn uống nước, nước hoa quả, hoặc sữa để duy trì sự sống. Hình thức này giúp kéo dài thời gian tuyệt thực mà không gây nguy hiểm ngay lập tức cho cơ thể.

Tuyệt thực luân phiên: Một nhóm người cùng tham gia tuyệt thực, nhưng mỗi người sẽ tuyệt thực trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ như 24 giờ) trước khi chuyển giao cho người khác. Hình thức này có thể kéo dài cuộc tuyệt thực trong thời gian dài mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho từng cá nhân.

Tuyệt thực cảnh báo: Đây là hình thức tuyệt thực ngắn hạn, thường kéo dài một hoặc vài ngày, để cảnh báo về một vấn đề nhất định. Nó thường được sử dụng như một bước đầu tiên trong cuộc đấu tranh, nhằm thu hút sự chú ý của công chúng và giới truyền thông.

Tuyệt thực từng phần: Người tham gia từ chối một số loại thực phẩm nhất định nhưng vẫn ăn những thứ khác, như từ chối ăn cơm nhưng vẫn uống nước hoặc ăn trái cây. Hình thức này giúp người đấu tranh duy trì sức khỏe trong khi vẫn thể hiện quan điểm.

Một số nhà đấu tranh nổi bật đã từng sử dụng tuyệt thực: Mahatma Gandhi, một trong những người sử dụng tuyệt thực nổi tiếng nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ. Gandhi đã tuyệt thực nhiều lần để phản đối bạo lực và kêu gọi sự đoàn kết giữa các tôn giáo; Bobby Sands: Thành viên của Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) đã tuyệt thực trong nhà tù Anh để phản đối điều kiện giam giữ và yêu cầu được công nhận là tù nhân chính trị, Sands qua đời sau 66 ngày tuyệt thực.

Còn với các nhà zân chửi Việt Nam xem việc đấu tranh là một nghề để kiếm sống thì việc truyền thông có tô vẽ như nào đó là việc của truyền thông còn anh ta vẫn hàng tháng lãnh USD về tay người nhà và vẫn nhận đầy đủ tiền tiếp tế, vừa được danh vừa được lợi.

Với hàng trăm các thủ lĩnh của các hội nhóm tự xưng, “thủ lĩnh” nào cũng tìm mọi cách đánh bóng, thể hiện với cộng đồng zân chửi bản thân là người tiên phong có thể dẫn dắt phong trào, các hình thức thể hiện khi chưa xộ khám là nhanh tay copy và đẩy sóng các vấn đề xã hội đang quan tâm bằng hình thức kích động người dân, chửi bới chính quyền như kiểu “thủ lĩnh” zân oan kiểu Chí Phèo như Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Cấn Thị Thêu… hoặc thủ lĩnh “nửa trí thức” như Phạm Đoan Trang phải chửi chế độ từ A-Z, đòi biểu tình lật đổ chế độ, bán sách vở, hoặc như các trí thức già trong “Văn đoàn độc lập”, nhóm “Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng”, “Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh” thì chửi xéo chính quyền về nhân sự, đường lối chính sách và đòi lập lại các đảng phái đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử… Dù hoạt động ở lĩnh vực nào thì việc đầu tiên cũng phải chửi chính quyền, lu loa xuyên tạc bằng mọi cách để có dấu ấn riêng.

Có lẽ các tổ chức phản động như “Việt tân” nên mở cuộc thi vinh danh nhà zân chửi tuyệt thực nhiều lần nhất và lâu nhất thì sẽ có nhiều kỷ lục từ đó làm căn cứ đề các nhà zân chửi đề cử vào giải thưởng Lê Đình Lượng để tung hô nhau thay vì những bình luận cảm tính dựa vào tiêu chí người chửi chính quyền hung hăng nhất, vô học nhất. Dự báo nếu Việt tân mở cuộc thi như vậy thì chỉ còn hai năm nữa Trần Huỳnh Duy Thức ra tù thì cũng phải tổ chức khoảng 10 lần tuyệt thực nữa thì mới đáng chứ giờ Thức ra tù mà béo trắng, lên mạng trả lời phỏng vấn người ta lại hỏi sao đi tù cộng sản mà lại được nuôi tốt thế.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2024

Đừng để hành vi can thiệp trắng trợn xâm phạm chủ quyền Quốc gia

 

Ngày 8/2/2024, Đại sứ quán Mỹ, Canada và một số nước phương Tây đã đưa ra công hàm đề nghị cung cấp tình hình sức khỏe của Đặng Đình Bách - người đang chấp hành án tù 5 năm vì tội trốn thuế. Hành động này không chỉ là một sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam mà còn vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia.



Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm LPSD, đã vi phạm pháp luật khi trốn thuế hơn 1,38 tỷ đồng và nhận tiền tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước mà không có sự phê duyệt từ các cơ quan có thẩm quyền. Điều này chứng tỏ ông Bách không chỉ vi phạm pháp luật mà còn thiếu trách nhiệm và minh bạch trong hoạt động của mình.

Việc Đặng Đình Bách tuyên bố tuyệt thực sau khi bị bắt giam rõ ràng là một chiêu trò nhằm tạo áp lực và gây ảnh hưởng đến dư luận quốc tế. Hành động này không mới và đã được nhiều đối tượng sử dụng để tạo sự chú ý và làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. Bản chất của hành động này là nhằm đánh lạc hướng dư luận, biến mình thành "nạn nhân" để nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức nước ngoài.

Việc Đại sứ quán Mỹ, Canada và một số nước phương Tây yêu cầu cung cấp tình hình sức khỏe của Đặng Đình Bách là một hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Điều này vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Sự can thiệp này không chỉ gây tổn hại đến quan hệ ngoại giao giữa các nước mà còn tạo tiền lệ nguy hiểm cho việc xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác. Nó có thể dẫn đến việc các nước khác cũng sẽ có những hành động tương tự, gây rối loạn và mất ổn định trong quan hệ quốc tế.

Luật pháp quốc tế luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng chủ quyền của các quốc gia. Mọi hành động can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia đều vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc này. Việt Nam, như bất kỳ quốc gia nào khác, có quyền bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình mà không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp từ bên ngoài.

Hành động của Đại sứ quán Mỹ, Canada và một số nước phương Tây không chỉ vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia mà còn tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho việc xâm phạm chủ quyền. Việt Nam có quyền bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình, và mọi hành động can thiệp từ bên ngoài đều không thể chấp nhận được. Hệ thống pháp luật của Việt Nam sẽ đảm bảo rằng mọi cá nhân, bất kể là ai, đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm. Việc tuân thủ và tôn trọng pháp luật là nền tảng để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và bền vững.


 

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2024

Không có chuyện “chính quyền bỏ tù các nhà hoạt động môi trường”

 


Mỗi khi có đối tượng được xem như “đồng đảng” bị bắt, xử lý, y như rằng các nhóm phản động trong ngoài nước lại mở chiến dịch tuyên truyền sai sự thật về vụ án, tâng bốc, đánh bóng, cổ súy, ca ngợi kẻ bị bắt, xử lý kia, rồi dùng nó để vận động chính giới, tổ chức quốc tế, dân biểu, chính khách lên tiếng can thiệp, đòi “trả tự do vô điều kiện” cho kẻ phạm tội. Vụ án ông Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Pháp luật & Phát triển Bền vững (LPSD) phải chấp hành án phạt tù với tội danh trốn thuế là vụ việc điển hình của “quy trình” này

Sau một loạt bài ca ngợi tinh thần hy sinh vì cộng đồng, tâm gương sáng cống hiến của Đặng Đình Bách, vụ án được làm nóng dư luận, thế là họ vận động được nhiều tổ chức, cá nhân lên tiếng can thiệp, chẳng hạn như xuyên tạc, suy diễn khi cho rằng “chính quyền bỏ tù các nhà hoạt động môi trường”, rồi kêu gọi Việt Nam “trả tự do cho Đặng Đình Bách”. Họ cũng liên hệ đến vụ án Ngụy Thị Khanh, Giám đốc xã hội dân sự Green ID bị bắt với cáo buộc trốn thuế”, Mai Phan Lợi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Giáo dục Truyền thông (MEC) phải chấp hành án phạt tù với tội danh trốn thuế để quy kết, vu cáo chính quyền “đàn áp nhà hoạt động môi trường”.



Từ câu chuyện của Green ID, MEC và LPSD, chúng ta dễ nhận thấy các đối tượng tự xưng “nhà dân chủ” đang cố tình lợi dụng vấn đề "xã hội dân sự", quyền tự do lập hội được quy định trong Hiến pháp, để bao biện cho hành vi sai phạm, tạo cớ đả phá chính quyền nhân dân.

Theo như phân tích của một bài báo, cho rằng: Thực tế, trong nhiều năm qua, các đối tượng xấu, phần tử cơ hội đã ráo riết thực hiện chiêu trò "xã hội dân sự" để chống phá đất nước. Lợi dụng các đối tượng thực hiện tuyên truyền đánh lận bản chất vấn đề nhằm hình thành các tổ chức tự phát, không theo quy định của pháp luật. Thông thường khi mới thành lập, các tổ chức này sẽ để đánh bóng tên tuổi, tìm mọi phương thức tập hợp lực lượng chống đối từ bên trong và móc nối với các tổ chức phản động ở nước ngoài. Sau khi có đủ khả năng về nhân lực và vật lực, số tổ chức, cá nhân này sẽ “thay màu”, lộ rõ bộ mặt thật không chỉ dừng lại ở vấn đề dân sự mà tìm cách “thò tay” can thiệp, lấn sâu tập trung đả phá vấn đề chính trị.

Với thủ đoạn “nội công ngoại kích”, mục đích của số đối tượng trên nhằm gây phân tâm dư luận, tìm mọi cách gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống phá cơ quan công quyền, tìm kiếm những tác động từ bên ngoài hòng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; cố tình đánh lận, dựng chuyện hòng làm giảm vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đối với tội trốn thuế, đây là hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng. Tội trốn thuế đã được sửa đổi về số tiền trốn thuế trong Bộ luật Hình sự với hình phạt cao nhất là 7 năm tù và phạt tiền có thể lên tới 4,5 tỷ đồng. Trước khi bị khởi tố, tuyên án tù, các trường hợp này đều được biết đến là chuyên gia “nhà hoạt động môi trường” khá nổi tiếng trên mạng xã hội với những phát ngôn táo bạo, trái chiều. Các thế lực thù địch, thiếu thiện chí cố tình liên hệ sự ông Đặng Đình Bách, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD), đã bị kết án 5 năm tù về tội “trốn thuế” vào tháng 1/2022 với các trường hợp Nguy Thị Khanh,  Mai Phan Lợi, Chủ tịch Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng, lần lượt bị tuyên án 4 năm tù và 2 năm 6 tháng tù với cùng tội danh trên để vu cáo chính quyền Việt Nam “đàn áp những lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự”…. Các trường hợp này đều được điều tra, truy tố và xét xử theo đúng quy định pháp luật, với các tài liệu, chứng cứ kết tội rõ ràng, khách quan. Do vậy, không thể biện minh, cổ súy cho hành vi sai trái ấy bằng những luận điệu lố bịch, lời lẽ vô lý, xảo trá, càng không thể đưa ra bất kỳ yêu cầu nào để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam như cái cách mà các thế lực thù địch, phản động, số tổ chức, cá nhân chống đối đang làm.

Việt Nam luôn cam kết nghiêm túc và mạnh mẽ trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững. Việt Nam đang tiến hành nhiều biện pháp tổng thể và toàn diện trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh và tuần hoàn. Điều này đã được nêu rõ trong nhiều văn bản pháp luật, chủ trương và chính sách của Việt Nam.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP 26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; giảm 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030; tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang điện sạch và Tuyên bố các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất.

 Đảng, Nhà nước tiến hành thường xuyên và rộng rãi việc tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các tổ chức phi Chính phủ và các đối tác quốc tế trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu. Những tổ chức hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển xanh ở Việt Nam đã tham gia và có những đóng góp tích cực đều được ghi nhận. Đồng thời, chúng ta cũng xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng danh nghĩa xã hội dân sự, bảo vệ môi trường để gây mất trật tự xã hội, vi phạm luật pháp. 

 

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2024

Chiêu trò tuyệt thực không giúp Đặng Đình Bách tránh né trách nhiệm pháp lý

 


Chiêu tuyệt thực có vẻ như ngày càng được những kẻ tự xưng "đấu tranh dân chủ" lạm dụng. Sội động những ngày nay là màn "tuyệt thực cơm tù" của Trần Huỳnh Duy Thức. Nhớ lại đầu tháng 2 năm nay,  Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD), cũng đã tuyên bố tuyệt thực sau khi bị bắt và tuyên án 5 năm tù giam. Hành động này đã thu hút sự chú ý của công luận và gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách rõ ràng và khách quan về chiêu trò tuyệt thực này để hiểu rõ bản chất thực sự của nó.



Đặng Đình Bách sinh năm 1978, được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm LPSD từ năm 2013. LPSD là một tổ chức khoa học công nghệ do cá nhân thành lập, có trụ sở tại Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Lĩnh vực hoạt động của trung tâm bao gồm nghiên cứu khoa học và triển khai các đề tài, đề án, dự án thuộc lĩnh vực pháp luật và chính sách phát triển bền vững, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ về pháp luật và chính sách phát triển bền vững.

Trong quá trình hoạt động, Đặng Đình Bách đã liên hệ với các tổ chức nước ngoài và đàm phán để nhận các khoản tiền tài trợ nhằm triển khai các chương trình, dự án. Tuy nhiên, các khoản tài trợ này không được trung tâm LPSD làm thủ tục xin phê duyệt và cũng không được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Cơ quan tố tụng xác định rằng từ năm 2016 đến năm 2020, Trung tâm LPSD đã nhận số tiền hơn 10 tỷ đồng từ các tổ chức trong nước và nước ngoài. Số tiền này được thanh toán qua 5 tài khoản tại 3 ngân hàng khác nhau. Đặng Đình Bách bị cáo buộc có hành vi trốn thuế hơn 1,38 tỷ đồng. Tại phiên tòa phúc thẩm, Đặng Đình Bách vẫn tiếp tục quanh co chối tội và phủ nhận việc trốn thuế, đổ lỗi cho cấp dưới là Hoàng Thị Thu Trang - kế toán của trung tâm.

Như đã nói, ngày 02/02/2024 vừa qua, Đặng Đình Bách đã tuyên bố tuyệt thực để “đòi hỏi quyền lợi tù nhân và phản đối chế độ hà khắc trong trại 6, Nghệ An”, một hành động mà ông ta hy vọng sẽ thu hút sự chú ý của dư luận và gây áp lực lên cơ quan pháp luật. Tuyệt thực không phải là một chiêu trò mới; nó đã được nhiều cá nhân sử dụng như một phương thức phản kháng nhằm tạo ra sự đồng cảm từ công chúng và gây áp lực chính trị.

Tuy nhiên, hành động tuyệt thực của Đặng Đình Bách không thể che giấu được sự thật rằng ông ta đã vi phạm pháp luật. Việc nhận các khoản tiền tài trợ mà không xin phê duyệt và không nộp thuế là những hành vi rõ ràng vi phạm pháp luật. Tuyệt thực không thể làm thay đổi sự thật này mà chỉ là một nỗ lực vô ích nhằm thoát khỏi trách nhiệm pháp lý.

Trung tâm LPSD, dưới sự lãnh đạo của Đặng Đình Bách, đã có nhiều hoạt động không minh bạch. Việc sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để nhận tiền tài trợ và việc không xin phê duyệt từ các cơ quan có thẩm quyền đã cho thấy sự thiếu trách nhiệm và vi phạm quy định pháp luật.

Ngoài ra, việc đổ lỗi cho cấp dưới là Hoàng Thị Thu Trang càng làm rõ hơn sự thiếu trung thực của Đặng Đình Bách. Là một giám đốc, ông ta phải chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của trung tâm, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho cấp dưới khi xảy ra vi phạm.

Hành động tuyệt thực của Đặng Đình Bách chỉ là một chiêu trò nhằm đánh lạc hướng dư luận và tránh né trách nhiệm pháp lý. Việc này không thể che giấu được sự thật rằng ông ta đã vi phạm pháp luật và cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Công luận cần tỉnh táo và nhìn nhận một cách khách quan để không bị lừa dối bởi những chiêu trò này. Điều quan trọng là pháp luật phải được thực thi một cách nghiêm minh và công bằng, không để bất kỳ ai có thể lạm dụng quyền lực hoặc tìm cách thoát khỏi trách nhiệm bằng những hành động mưu mô.


 

Lại vở kịch tuyệt thực lần thứ ...22 của Trần Huỳnh Duy Thức!

Truyền thông Việt tân và làng zân chủ lại đang đẩy trend thông tin "tù nhân lương tâm" Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực lần thứ...22  cùng với màn kịch kéo bè kéo lũ vào để công kích chế độ, đòi trả tự do cho "người hùng" của họ. Thật hài.



Thế là dân mạng lại được dịp đếm và soi lại các lần "tuyệt thực cơm tù, sực cơm nhà" đầy dinh dưỡng của "tù nhân lương tâm" này.  Xin trích một vài bình luận:

Mỗi lần tuyệt thực lại tăng cân!

- "Kể từ lần thứ nhất đến lần thứ 22, chúng ta lại chứng kiến một kịch bản quen thuộc: "tuyệt thực" nhưng lại sống khỏe mạnh. Ai cũng biết tuyệt thực nghĩa là không ăn, nhưng đối với Trần Huỳnh Duy Thức, dường như có một định nghĩa khác: không ăn đồ của nhà t.ù, nhưng đồ nhà gửi thì lại ăn ngấu nghiến. Sau mỗi lần "tuyệt thực", anh ta lại tăng cân, thật chẳng khác gì một kiểu bán tuyệt thực, chỉ có hai từ “tuyệt thực” là được nhắc mãi.

Nếu đã "tuyệt thực" đến 22 lần mà vẫn chưa có gì xảy ra, thì phải chăng đây là loại tuyệt thực "đặc biệt" chỉ có một không hai? Miệng thì rêu rao là đang tuyệt thực để phản đối, nhưng hành động thì lại thể hiện một điều hoàn toàn khác: ăn uống đầy đủ với đồ ăn từ nhà. Đây chẳng phải là trò lừa đảo sao? Mục đích chính là để vu vạ Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Và như thường lệ, mỗi lần như vậy, những lời lẽ về "nhân quyền" lại xuất hiện, nhằm thu hút sự chú ý của quốc tế. Nhưng kết quả thì sao? Một cuộc tuyệt thực mà chẳng ai thấy đáng tin, chỉ có thêm vài kg và những lời lẽ sáo rỗng. Cứ như thế, chẳng có gì thay đổi, chỉ là một màn kịch lặp đi lặp lại, gây tiếng vang mà chẳng có trọng lượng nào"
...
Không biết lần này truyền thông phương Tây và làng zân chủ "đẩy nóng" trend "cứu Thức" đến đâu. Từng nhớ có bận, chiến dịch truyền thông ăn thep màn tuyệt thực của Thức đẩy nên "nóng" khắp các diễn đàn, báo chí, quốc hội... một số nước khiến truyền hình công an phải thực hiện màn "thăm trại" công bố tình hình sức khỏe, ăn uống, tình trạng tăng cân trắng trẻo hồng hào của Thức mới làm yên dư luận.

Được biết, Trần Huỳnh Duy Thức – đối tượng đang thụ án 16 năm tù giam tại Trại giam Số 6 huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự.