Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2024

Lạm bàn điệp khúc “không có thay đổi đáng kể”khi Hoa Kỳ đánh giá nhân quyền Việt Nam

 


Cứ dịp đầu mỗi năm, như thường lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ lại lặp lại “điệp khúc” có tên gọi là “báo cáo nhân quyền”, đánh giá về tình hình nhân quyền tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Đây được xem là sản phẩm phát hành đều đặn hang năm trong gần 5 thập kỷ qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đều đặn công bố các báo cáo. Ngày 22/4/2024, cơ quan này lại phát hành một báo cáo dài 59 trang, được chia thành 7 phần, đánh giá tình hình nhân quyền năm 2023  của Việt Nam. Thoạt nhìn tưởng công phu, nhưng đọc vào mới thấy, nó được chạy theo mô tuýp có sẵn, sản phẩm phản ánh một định kiến đóng khung về Việt Nam dưới góc nhìn thời chiến tranh lạnh, vô cùng phiến diện, thiếu khách quan, vô số thông tin sai sự thật.

Có thể nhìn tổng thể toàn bộ báo cáo, cho thấy:

Thứ nhất, mở đầu báo cáo là câu “Không có thay đổi đáng kể về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm qua”, báo hiệu rằng người đọc sẽ thấy Việt Nam chẳng có tiến bộ gì về nhân quyền, chẳng có nỗ lực nào đáng ghi nhận so với các năm trước đó. Chỉ bằng “định kiến” đã cho thấy, người phát hành báo cáo không muốn tiếp cận thông tin xác đáng ngoài “định kiến” đã được “sắp sẵn” trong đầu.

Thứ hai, trong phần 1, báo cáo này thống kê rằng tính đến 31/10/2023, Việt Nam đã bắt giữ 25 cá nhân và kết án 23 người đang thực hiện các quyền con người được quốc tế công nhận như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp ôn hòa và lập hội. Những cá nhân này được Mỹ “định sẵn” là “ tù nhân lương tâm”, bất chấp họ vi phạm pháp luật gì, thậm chí trốn thuế hay tham gia vào các tổ chức phản động lưu vong chống phá đất nước  như Bùi Tuấn Lâm, Ngụy Thị Khanh hay Châu Văn Khảm… bị bắt giam và xét xử vì vi phạm pháp luật Việt Nam, song những người này lại được báo cáo “tẩy trắng” tội danh, gắn thêm yếu tố chính trị để đôn họ lên làm “tù nhân chính trị” hay “tù nhân lương tâm”. Đây rõ rang là sự đánh tráo khái niệm một cách lộ liễu để tôn vinh những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam và cho họ núp dưới cái bóng “tù nhân chính trị” hay khoác cho họ cái áo “tù nhân lương tâm”.

Một điệp khúc nữa xuất hiện trong phần 2 (Tôn trọng tự do dân sự) cáo buộc Việt Nam hạn chế nghiêm trọng tự do internet. Thực tế, theo Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê rằng, tính đến tháng 9/2022, Việt Nam có khoảng 70 triệu người dùng internet; gần 76 triệu người sử dụng mạng xã hội, tăng gần 10 triệu người trong vòng 1 năm (tương đương 73,7% dân số). Nhờ đó, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới, đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Người dùng Việt Nam dành trung bình tới gần 7 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới internet. Tỷ lệ người dùng sử dụng internet hàng ngày lên tới 94%. Internet đã có mặt ở mọi nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, biên giới, hải đảo. Nếu bị hạn chế nghiêm trọng như báo cáo mô tả thì tại sao internet ở Việt Nam lại có thể phát triển với tốc độ nhanh chóng như vậy?

Trên đây chỉ là hai trong vô số các điệp khúc mà các báo cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam lặp đi lặp lại sau mỗi năm.

Khi xem báo cáo của Mỹ về tình hình nhân quyền năm 2023 ở một số quốc gia có cùng hệ tư tưởng với Việt Nam, ví dụ như Cuba, Triều Tiên hay Venezuela, ta có thể thấy sự giống nhau đến kỳ lạ, từ câu mở đầu báo cáo cho tới những nhận xét mang tính quy chụp.

Nếu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục dựa trên những nguồn tin không chính thống, dựa trên những cá nhân và tổ chức thiếu thiện chí, thì dự báo rằng báo cáo năm 2024, năm 2025 và về sau nữa, câu mở đầu vẫn sẽ là điệp khúc “không có thay đổi đáng kể”.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét