Sau phiên tòa xét xử Thạch Chanh Đa Ra và đồng bọn, BPSOS tán phát bài viết cho rằng "Giáo hội Phật giáo Việt Nam là công cụ của chính quyền đàn áp tôn giáo" nhằm bôi nhọ Giáo hội Phật giáo Việt Nam và phủ nhận hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm giáo luật của Thạch Chanh Đa Ra và đồng bọn, bất chấp số đối tượng tham gia vụ án đề ân hận, mong được Nhà nước khoan hồng để có cơ hội sửa đổi sai lầm. Luận điệu của BPSOS không chỉ xuyên tạc bản chất của GHPGVN mà còn nhằm gây chia rẽ nội bộ Phật giáo và kích động mâu thuẫn tôn giáo với chính quyền.
GHPGVN
không phải là "công cụ chính quyền"
GHPGVN được thành lập
năm 1981 nhằm hợp nhất các hệ phái Phật giáo tại Việt Nam. Hiến chương của Giáo
hội khẳng định rõ mục tiêu là hoằng dương Phật pháp, hộ quốc an dân, và phụng
sự nhân sinh, không phân biệt hệ phái hay sắc tộc. Là tổ chức đại diện cho tăng
ni và phật tử Việt Nam, GHPGVN điều phối các hoạt động Phật giáo trong khuôn
khổ pháp luật, đồng thời đảm bảo các hoạt động này gắn liền với tinh thần đạo
đức và truyền thống của Phật giáo.
GHPGVN không phải là
công cụ của chính quyền mà là tổ chức độc lập hoạt động trên tinh thần hòa hợp
giữa tôn giáo và pháp luật.Sự hợp tác với chính quyền chỉ nhằm đảm bảo quyền
lợi chính đáng của tăng ni, phật tử và duy trì trật tự xã hội. Đây là điều cần
thiết, đặc biệt khi có các hành vi lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Việc
BPSOS vu cáo GHPGVN là "công cụ đàn áp tôn giáo" là một luận điệu
không có cơ sở. GHPGVN không "đàn áp" mà can thiệp hợp lý để ngăn
chặn các hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật làm tổn hại đến hình ảnh Phật
giáo.
Hành
động của GHPGVN trong vụ Thạch Chanh Đa Ra: Bảo vệ sự trong sạch của Phật giáo
Trước khi bị bắt và
khởi tố, GHPGVN tỉnh Vĩnh Long đã từng yêu cầu Thạch Chanh Đa Ra và các cá nhân
liên quan dừng các hành vi xây dựng trái phép, tổ chức sinh hoạt tôn giáo không
đúng quy định. Sau khi các bị cáo không tuân thủ, Giáo hội đã phối hợp với
chính quyền để giải quyết, đảm bảo sự ổn định tại chùa Đại Thọ. Như vậy, Thạch
Chanh Đa Ra và đồng phạm không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm tổn hại uy tín
Phật giáo với hành vi như chiếm dụng chùa, vu khống Ban Quản trị, kích động mâu
thuẫn trong cộng đồng. Sự can thiệp của GHPGVN không nhằm "đàn áp" mà
để bảo vệ thanh danh Phật giáo, ngăn chặn các hành vi trái đạo lý làm ảnh hưởng
đến cộng đồng phật tử.
BPSOS cố tình nhấn
mạnh sự khác biệt giữa Phật giáo Nam tông Khmer và Bắc tông để kích động mâu
thuẫn giữa các hệ phái. Đây là một chiến thuật nhằm phá hoại sự đoàn kết trong
Phật giáo. Việc gán ghép hành động của GHPGVN với ý đồ chính trị là cách tạo ra
sự hiểu lầm, nhằm làm mất niềm tin của tăng ni, phật tử vào Giáo hội và chính
quyền.Những luận điệu sai lệch này gây tổn hại đến hình ảnh của Phật giáo Việt
Nam trên trường quốc tế, làm phức tạp hóa các vấn đề tôn giáo và sắc tộc tại
Việt Nam. Điều này đi ngược lại với tinh thần hòa hợp, đoàn kết của Phật giáo,
vốn luôn hướng đến mục tiêu hòa bình và ổn định xã hội.
GHPGVN
hành động đúng đắn và cần thiết
GHPGVN không phải là
"công cụ chính quyền" mà là tổ chức đại diện chính thức và hợp pháp
của tăng ni, phật tử Việt Nam, với sứ mệnh gìn giữ và phát triển đạo pháp. Trong
vụ Thạch Chanh Đa Ra, hành động của Giáo hội là để bảo vệ sự trong sạch của
Phật giáo, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức, đồng thời đảm
bảo quyền lợi của cộng đồng phật tử. Các cáo buộc của BPSOS là sự ngụy biện
nhằm đánh lạc hướng dư luận, gây chia rẽ nội bộ Phật giáo và làm suy yếu mối
quan hệ giữa tôn giáo và chính quyền. Đây là một phần của chiến lược lớn hơn
nhằm quốc tế hóa vấn đề tôn giáo tại Việt Nam để phục vụ mục tiêu chính trị.
Tăng ni, phật tử cần
tỉnh táo trước những thông tin xuyên tạc, nhận thức rõ bản chất của các tổ chức
như BPSOS. Đoàn kết trong nội bộ Phật giáo và phối hợp hài hòa với chính quyền
là yếu tố quan trọng để bảo vệ đạo pháp và ổn định xã hội. Giáo hội Phật giáo
Việt Nam sẽ luôn đồng hành cùng tăng ni, phật tử trong việc phát triển đạo
pháp, giữ gìn truyền thống tôn giáo, và phụng sự nhân sinh, không để bất kỳ
luận điệu xuyên tạc nào làm tổn hại đến giá trị cao quý của Phật giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét