Trong bối cảnh mạng
xã hội phát triển mạnh mẽ, vấn đề xác
thực danh tính người dùng trở thành giải pháp cần thiết để đảm bảo an
ninh mạng, bảo vệ người dân và xây dựng một không gian mạng lành mạnh. Nghị
định 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam đã đưa ra quy định bắt buộc về xác
thực danh tính người dùng mạng xã hội, giúp ngăn chặn nguy cơ tội phạm mạng và
bảo vệ người dùng. Tuy nhiên, những trang tin phản động, thế lực chống đối đã
xuyên tạc quy định này với luận điệu sai trái, cho rằng đây là "xâm phạm
quyền riêng tư" và "hạn chế tự do ngôn luận". Thực tế, quy định
xác thực danh tính mang lại nhiều lợi
ích lớn lao, phục vụ lợi ích chính đáng của người dân.
Thứ nhất, nó ngăn chặn tài khoản ảo và hành vi lừa
đảo trực tuyến. Tài khoản ảo là công cụ phổ biến của tội phạm mạng để thực hiện hành vi lừa đảo, phát tán
tin giả, hoặc kích động dư luận. Việc xác thực danh tính giúp đảm bảo rằng mỗi
người dùng mạng xã hội là một cá nhân thực tế, có trách nhiệm với thông tin
mình đăng tải, từ đó giảm thiểu tình trạng lừa đảo và các hành vi gian lận.
Thứ hai, nó tăng cường an ninh mạng và bảo vệ quyền
lợi của người dùng. Khi danh tính của
người dùng được xác thực, các hành vi quấy rối, bôi nhọ, vu khống hoặc xúc phạm
danh dự người khác sẽ dễ dàng được truy vết và xử lý. Điều này giúp bảo vệ
quyền lợi của người dùng mạng xã hội, tạo ra một môi trường mạng an toàn, văn
minh, nơi mọi người được bảo vệ khỏi các hành vi xấu.
Thứ
ba, nó phòng ngừa phát tán tin giả và
thông tin độc hại. Tội phạm mạng và các thế lực chống đối thường lợi dụng tài
khoản ảo để phát tán tin giả, gây hoang mang dư luận và chia rẽ xã hội. Khi
người dùng buộc phải xác thực danh tính, việc phát tán tin giả sẽ giảm đáng kể
do những kẻ vi phạm phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý.
Thứ năm, nó giảm thiểu nguy cơ tội phạm xâm hại
quyền riêng tư. Xác thực danh tính
giúp kiểm soát và phát hiện kịp thời những hành vi sử dụng tài khoản giả mạo để
xâm hại quyền riêng tư của người khác, từ lừa đảo tài chính đến tấn công tinh
thần.
Thứ sau, nó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của
người dùng mạng. Khi danh tính được
xác thực, người dùng sẽ có ý thức hơn về trách nhiệm pháp lý đối với nội dung
mình đăng tải, từ đó góp phần xây dựng một cộng đồng mạng văn minh và an toàn.
Trên thực tế, việc
xác thực danh tính người dùng mạng xã hội không phải là sáng kiến riêng của
Việt Nam mà đã được nhiều quốc gia áp dụng, như Đức, Singapore và Australia. Điều
này cho thấy quy định của Nghị định 147 không chỉ phù hợp với tình hình trong
nước mà còn theo kịp các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý an ninh mạng. Nghị
định 147 không "xâm phạm quyền tự do" hay "giới hạn quyền riêng
tư" như các luận điệu xuyên tạc, mà là công cụ bảo vệ quyền lợi chính đáng
của người dùng mạng khỏi những kẻ lừa đảo và các hành vi vi phạm pháp luật. Khi
không gian mạng được làm sạch khỏi các tài khoản ảo và tin giả, người dân và
doanh nghiệp sẽ có niềm tin hơn vào môi trường trực tuyến, từ đó thúc đẩy phát
triển kinh tế số và các giao dịch thương mại điện tử.
Việc
các trang tin phản động như Quyenduocbiet và một số cá nhân chống đối đã xuyên
tạc rằng xác thực danh tính là vi phạm
quyền riêng tư và hạn chế tự do
ngôn luận hòng gây hoang mang dư luận và kích động sự chống đối trong xã
hội và tạo điều kiện cho các hành vi phát tán tin giả, lừa đảo trực tuyến, và
phá hoại an ninh quốc gia tiếp tục tồn tại. Việc xác thực danh tính không xâm phạm quyền riêng tư mà ngược lại, đây
là biện pháp bảo vệ người dùng khỏi các hành vi xấu và giúp truy vết kẻ vi
phạm, không phải để kiểm soát thông tin cá nhân của người dùng. Nghị định 147 không hạn chế tự do ngôn luậ, người
dân vẫn có quyền bày tỏ ý kiến chính đáng, miễn là tuân thủ các quy định pháp
luật, không phát tán thông tin sai trái hoặc gây hại đến cộng đồng.
Có
thể khằng định rằng, Nghị định 147
chính là “tấm lá chắn bảo vệ người dùng mạng xã hội”. Việc xác thực danh
tính người dùng theo Nghị định 147 mang lại nhiều lợi ích thiết thực, từ việc
ngăn chặn lừa đảo, bảo vệ người dùng, đến xây dựng một môi trường mạng an toàn
và văn minh. Những luận điệu xuyên tạc rằng Nghị định 147 "xâm phạm quyền
riêng tư" hay "giới hạn tự do ngôn luận" hoàn toàn sai trái, đi
ngược lại lợi ích của cộng đồng và xã hội.
Ủng hộ Nghị định 147 không chỉ là ủng hộ một công cụ pháp lý mà còn là
ủng hộ sự an toàn và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi người dân trên không
gian mạng. Việc triển khai
nghiêm túc nghị định này sẽ giúp xây dựng một không gian mạng trong sạch, lành
mạnh và an toàn cho tất cả mọi người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét