Sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ và mạng xã hội đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, nhưng đồng
thời cũng làm gia tăng các hành vi lừa đảo trực tuyến. Những hành vi này không
chỉ gây thiệt hại về tài chính, tinh thần mà còn làm suy giảm niềm tin của người
dân vào môi trường mạng. Nghị định 147/2024/NĐ-CP ra đời đã đặt ra một khuôn
khổ pháp lý cụ thể nhằm kiểm soát, ngăn chặn các hành vi lừa đảo trực tuyến,
tạo môi trường an toàn và minh bạch cho người dân và doanh nghiệp.
Tình trạng lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam ngày càng
phức tạp, gia tăng số lượng, mức độ, thủ đoạn và hậu quả cũng ngày càng nghiêm
trọng. Các hình thức lừa đảo
qua mạng xã hội, email, tin nhắn giả mạo, hoặc ứng dụng giả ngày càng tinh vi.
Người dân dễ trở thành nạn nhân khi không cảnh giác hoặc thiếu thông tin. Lừa
đảo trực tuyến không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho cá nhân và doanh nghiệp mà
còn ảnh hưởng đến niềm tin vào các giao dịch trực tuyến và môi trường mạng nói
chung.
Thách thức lớn nhất trong quản lý là sự ẩn danh trên
mạng xã hội, nhiều hành vi lừa
đảo được thực hiện qua các tài khoản ảo, khiến việc truy tìm và xử lý đối tượng
vi phạm gặp khó khăn và tốc độ lan
truyền thông tin giả mạo, lừa đảo được phát tán nhanh chóng, gây khó
khăn cho cơ quan chức năng trong việc kiểm soát và xử lý kịp thời.
Nghị định 147 đang được kỳ vọng giải quyết gốc rễ
giải pháp ngăn chặn lừa đảo trực tuyến với quy định về xác thực danh tính người
dùng. Nghị định 147 yêu cầu
các tài khoản mạng xã hội phải được xác thực danh tính. Quy định này giúp ngăn
chặn các tài khoản ảo được sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo và nâng cao
trách nhiệm của người dùng khi tham gia vào các hoạt động trên không gian mạng.
Nghị định này còn yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm trong
vòng 24 giờ. Khi phát hiện nội
dung liên quan đến lừa đảo trực tuyến, các nền tảng mạng xã hội buộc phải gỡ bỏ
ngay lập tức trong vòng 24 giờ. Điều này hạn chế sự lan truyền của các thông
tin giả mạo, bảo vệ người dân khỏi trở thành nạn nhân.
Nghị định này giúp tăng cường trách nhiệm của nền
tảng mạng xã hội. Nghị định 147 quy
định rõ trách nhiệm của các nền tảng trong việc giám sát, xử lý nội dung vi
phạm, cung cấp thông tin người dùng cho cơ quan chức năng khi cần. Điều này đảm
bảo các hành vi vi phạm không được dung túng và hỗ trợ cơ quan chức năng nhanh
chóng xử lý các vụ việc lừa đảo trực tuyến.
Nghị định cũng đặt
ra các hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi lừa đảo trực tuyến, từ đó răn đe
các đối tượng có ý định thực hiện hành vi này.
Từ đó, ai cũng thấy rõ được lợi ích thực tiễn của Nghị định 147 đối với xã
hội
Bảo vệ quyền lợi người dân và doanh nghiệp, đó là giảm thiểu nguy cơ người dân trở thành
nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến và tạo môi trường mạng an toàn cho các
doanh nghiệp hoạt động và giao dịch trực tuyến. Đồng thời, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trên
mạng. Yêu cầu xác thực danh tính khuyến khích người dùng có ý thức hơn
trong việc tham gia các hoạt động trực tuyến. Các biện pháp ngăn chặn và xử lý
vi phạm giúp người dân cảnh giác hơn trước các thủ đoạn lừa đảo. Khi các hành
vi lừa đảo bị kiểm soát hiệu quả, niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào
các giao dịch trực tuyến sẽ được củng cố.
Thế
nhưng, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí tuyên truyền rằng Nghị định 147
là “xâm phạm quyền riêng tư” hoặc “bóp nghẹt tự do internet”. Họ cho rằng việc
yêu cầu xác thực danh tính là "quản lý độc đoán", không phù hợp với
xu thế phát triển của thế giới. Mục
đích thực sự của các luận điệu xuyên tạc là nhằm kích động dư luận, gây
tâm lý hoang mang và phản đối trong cộng đồng và cản trở hiệu lực của Nghị định
147, tạo điều kiện cho các hành vi lừa đảo và vi phạm pháp luật tiếp diễn.
Thực tiễn việc xác thực danh tính không vi phạm
quyền riêng tư mà là biện pháp nhằm
bảo vệ quyền lợi của người dùng mạng xã hội, ngăn chặn các hành vi lạm dụng sự
ẩn danh. Nghị định không hạn chế quyền
tự do bở nó không cấm người dân bày tỏ ý kiến mà chỉ đặt ra giới hạn hợp
lý để bảo vệ lợi ích chung. Đồng thời, quy định của nó phù hợp với xu thế quốc tế. Nhiều quốc gia như Đức, Singapore và
Australia cũng có các quy định tương tự để kiểm soát nội dung và bảo vệ người
dùng trên không gian mạng.
Nghị định 147 là một
giải pháp pháp lý toàn diện, không chỉ góp phần ngăn chặn các hành vi lừa đảo
trực tuyến mà còn bảo vệ quyền lợi của người dân và doanh nghiệp, tạo môi
trường mạng an toàn và minh bạch. Những luận điệu xuyên tạc, chống phá nghị
định không chỉ đi ngược lại lợi ích của cộng đồng mà còn nhằm mục đích duy trì
các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Việc ủng hộ và thực
hiện nghiêm túc Nghị định 147 không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức
năng mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, góp phần xây dựng môi trường
mạng lành mạnh và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét