Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2024

RFA: Mưu đồ phá hoại thông qua xuyên tạc Nghị định 147

 

Bài viết “Người dân sắp mất cả tiền lẫn tự do vì nghị định 147” của tác giả Cao Nguyên, đăng trên Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 23/11/2024, là một minh chứng điển hình cho việc cố tình xuyên tạc, bóp méo bản chất của Nghị định 147/2024/NĐ-CP. Bằng những luận điệu thiếu căn cứ, bài viết nhằm gieo rắc tâm lý hoang mang, kích động dư luận, phá hoại nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng môi trường mạng lành mạnh. Dưới đây, chúng ta sẽ đi vào mổ xẻ từng luận điệu xuyên tạc trong bài viết nểu trên của RFA:

Luận điệu 1: “Nghị định 147 thắt chặt tự do ngôn luận, là chiếc đinh đóng vào quan tài”?

Bài viết cho rằng Nghị định 147 "đàn áp" tự do ngôn luận, nhưng thực tế, quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam được quy định rõ trong Hiến pháp 2013 (Điều 25) và được đảm bảo bởi các quy định pháp luật. Quyền này được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, không được lợi dụng để phát tán tin giả, kích động bạo lực, hoặc xâm phạm lợi ích của quốc gia và cộng đồng. Điều 19 của Công ước ICCPR quy định quyền tự do ngôn luận có thể bị giới hạn để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội. Nghị định 147 hoàn toàn tương thích với tiêu chí này, không hạn chế quyền bày tỏ ý kiến chính đáng mà chỉ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Nghị định 147 không kiểm duyệt nội dung chính đáng.  Quy định tập trung vào việc gỡ bỏ tin giả, nội dung độc hại và bảo vệ người dùng, không cản trở quyền tự do ngôn luận chính đáng. Người dùng cần chịu trách nhiệm với nội dung đăng tải. Việc ngăn chặn tin giả, phát tán thông tin độc hại là cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của toàn xã hội.

Luận điệu 2: “Chính phủ lạm dụng quyền lực để truy cập thông tin cá nhân”?

Quy định về xác thực danh tính không xâm phạm quyền riêng tư.  Xác thực danh tính nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của người dùng trên mạng xã hội, không yêu cầu công khai thông tin cá nhân. Quy định này chỉ áp dụng trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, và mọi dữ liệu đều được bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các quốc gia như Hoa Kỳ (CLOUD Act), EU (Digital Services Act), và Singapore (Online Safety Act) đều có các biện pháp tương tự yêu cầu nền tảng mạng xã hội cung cấp dữ liệu người dùng khi có yêu cầu hợp pháp từ cơ quan chức năng. Không có chuyện “lạm dụng quyền lực”: Dữ liệu chỉ được yêu cầu trong trường hợp điều tra hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng. Xác thực danh tính giúp ngăn chặn tài khoản ảo, giảm thiểu rủi ro từ lừa đảo trực tuyến và hành vi quấy rối, bảo vệ người dùng khỏi những tổn hại trên mạng.

Luận điệu 3: “Chính phủ trù dập ý kiến trái chiều, tạo động lực cho những người a dua, nịnh hót”

Nghị định 147 không cấm ý kiến trái chiều mà chỉ kiểm soát các nội dung vi phạm pháp luật, như phát tán thông tin sai lệch, kích động thù hận hoặc phá hoại an ninh quốc gia. Việc yêu cầu chịu trách nhiệm với nội dung đăng tải giúp tạo ra một không gian mạng văn minh, nơi các ý kiến được thể hiện dựa trên sự tôn trọng và không xâm phạm đến quyền lợi của người khác.

Không có chuyện “trù dập ý kiến trái chiều”. Chính phủ khuyến khích các ý kiến đóng góp xây dựng. Những nội dung bị xử lý là những nội dung vi phạm pháp luật hoặc gây nguy hại cho cộng đồng.Đồng thời, Nghị định tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng để ngăn chặn sự lạm dụng mạng xã hội cho các mục đích sai trái.

Nghị định 147 góp phần tạo môi trường mạng an toàn, lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người dùng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Quy định yêu cầu xác thực danh tính giúp ngăn chặn tài khoản ảo, giảm thiểu các hành vi lừa đảo, phát tán tin giả, và quấy rối trên mạng.Các nền tảng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm gỡ bỏ nội dung độc hại, đảm bảo không gian mạng an toàn và văn minh. Người dùng được bảo vệ khỏi các hành vi vi phạm, như lừa đảo trực tuyến, xúc phạm danh dự, và quấy rối. Quy định này tạo điều kiện để mọi người bày tỏ ý kiến trong môi trường trực tuyến minh bạch và đáng tin cậy.

Nghị định 147 tương thích với các quy định quốc tế như ICCPR và các luật an ninh mạng tại Hoa Kỳ, EU, và Singapore, chứng minh tính hợp pháp và phù hợp của quy định này trong bối cảnh toàn cầu.

Bài viết của RFA không chỉ xuyên tạc bản chất của Nghị định 147 mà còn cố tình kích động dư luận, phá hoại nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng môi trường mạng lành mạnh. Thực tế, Nghị định 147 là công cụ pháp lý tiến bộ, giúp bảo vệ người dùng, ngăn chặn tội phạm mạng và thúc đẩy sự phát triển của xã hội số.

Ủng hộ Nghị định 147 là ủng hộ quyền lợi chính đáng của người dân, bảo vệ không gian mạng an toàn và văn minh. Những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của RFA cần bị bác bỏ mạnh mẽ để không làm ảnh hưởng đến sự đồng thuận và niềm tin của xã hội vào chính sách đúng đắn của Nhà nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét