Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Giới “dân chửi” định làm gì sau khi EVFTA được ký?



Từ năm 2018, nhiều tổ chức chống đối đã coi các điều khoản về nhân quyền trong Hiệp định Tự do Thương mại EU - Việt Nam (EVFTA) như một cơ hội để thúc đẩy thay đổi chính trị ở Việt Nam. Đa số các tổ chức này công kích Việt Nam vi phạm nhân quyền, và vận động EU không ký EVFTA trước khi Việt Nam đáp ứng các “đòi hỏi về nhân quyền” của họ. Ngược lại, Diễn đàn Xã hội Dân sự, do ông Nguyễn Quang A đứng đầu, cho rằng nên vận động EU thông qua EVFTA trước, rồi dùng các điều khoản về nhân quyền của EVFTA để thúc đẩy thay đổi chính trị ở Việt Nam sau. Ngoài ra, một số tổ chức – bao gồm Lao động Việt, Nghiệp đoàn Sinh viên, Hội Nhà báo Độc lập và Luật khoa Tạp chí – đã kêu gọi thành lập các tổ chức chống đối đội lốt “công đoàn độc lập”, để tận dụng các điều khoản về quyền lao động của EVFTA sau khi hiệp định được ký kết.
Ngày 30/06/2019, Hội đồng EU ký 2 hiệp định EVFTA và EVITA. Trước diễn biến này, giới chống đối đã đề ra 2 phương hướng mới để “vận động nhân quyền” sau lễ ký hiệp định. Một, là chuyển sang vận động Nghị viện EU và các nước thành viên không thông qua EVFTA và EVITA, cho đến khi Việt Nam đáp ứng các “đòi hỏi về nhân quyền”. Hai, là chuyển sang vận động Nhà nước Việt Nam tuân thủ các điều khoản về nhân quyền trong EVFTA, thay vì tiếp tục “vận động quốc tế.
Cụ thể, phương hướng đầu tiên được đại diện bởi 2 cây bút của VNTB, là Phạm Chí Dũng và Thường Sơn. Phạm Chí Dũng viết rằng Hội đồng EU đã bị Việt Nam “lừa”, khi phê chuẩn EVFTA và EVITA vào ngày 25/06/2019 vừa qua, dù Nhà nước Việt Nam chưa đáp ứng các “đòi hỏi về nhân quyền” mà giới chống đối đưa ra trong chiến dịch vận động hồi năm 2018. Theo lời Dũng, thì “cú lừa” này bao gồm việc Việt Nam chỉ ký Công ước số 67 của ILO (liên quan đến quyền tự do hội họp) vào năm 2023; và việc dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi “không đề cập đến khái niệm ‘công đoàn độc lập’, trong khi dựng lên một núi thủ tục hành chính để làm nản lòng những công nhân muốn tự tay thành lập công đoàn phi nhà nước”. Dũng nói sai sự thật, vì Nhà nước Việt Nam đã công bố lịch trình phê chuẩn các công ước của ILO từ năm 2018, “công đoàn độc lập” ở mọi quốc gia đều phải làm thủ tục hành chính để đăng ký hoạt động, và dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi có đề cập đến “các tổ chức của người lao động không trực thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”.
Cuối bài, Dũng nói rằng các nhóm chống đối đang ngăn cản EVFTA cần tận dụng hai cơ hội còn sót lại – là dịp Nghị viện EU xét phê chuẩn EVFTA, và dịp 28 nước thành viên EU xét phê chuẩn EVIPA. Dũng lưu ý rằng chỉ cần có 4 nước không đồng ý, EVIPA sẽ không được phê chuẩn. Trong một bài viết trên Facebook cá nhân, Nguyễn Anh Tuấn cũng đưa ra ý tương tự.
Nối tiếp Phạm Chí Dũng, Thường Sơn (VNTB) viết rằng trong quá trình vận động, giới chống đối nên bám sát các đòi hỏi về nhân quyền của đại diện EU – như vấn đề tự do tôn giáo, Luật An ninh Mạng, các vụ thu hồi đất, và danh sách “tù nhân lương tâm” mà 32 Nghị sĩ EU nêu vào ngày 17/09/2018.
Phương hướng thứ hai được đại diện bởi một số người trả lời phỏng vấn hoặc gửi bài cho BBC tiếng Việt, như Cát Linh và Ngô Ngọc Trai. Cát Linh nói với BBC rằng vì EVFTA là một hiệp ước kinh tế, trong đó lợi ích kinh tế giữa các nước là tối quan trọng, “giới xã hội dân sự Việt Nam” “lẻ tẻ, ít ỏi” sẽ khó có thể tác động vào quyết định của EU. Vì vậy, để cho “hiệu quả”, “giới xã hội dân sự” nên “tác động vào chính quyền Việt Nam về các vấn đề như quyền công dân, quyền của người lao động, các vấn đề nhức nhối về luật pháp... để cải thiện những điều này dựa trên tiêu chuẩn quốc tế”, thay vì “vận động bên ngoài”. Trong cùng cuộc phỏng vấn, Nguyễn Anh Tuấn nói “các nhà hoạt động” nên “tìm hiểu kỹ về các điều khoản của EVFTA liên quan đến luật lao động của Việt Nam và thúc đẩy cơ chế giám sát nghị trình này”.
(Không rõ người trả lời phỏng vấn là Cát Linh CHTV hay Cát Linh RFA)
Ngô Ngọc Trai viết trên BBC rằng để đất nước phát triển, doanh nghiệp làm ăn thuận lợi bằng EVFTA, Việt Nam cần cải cách theo hướng đảm bảo quyền tư hữu và sự độc lập của cơ quan tư pháp. Cụ thể, về mặt lịch sử, việc Hà Lan vượt lên trước Tây Ban Nha, để trở thành quốc gia mạnh nhất châu Âu trong thế kỷ 17 cho thấy luồng tư bản sẽ chảy từ “các quốc gia độc tài, không bảo vệ được những cá nhân và tài sản của họ” sang “các quốc gia duy trì được nguyên tắc của pháp luật và quyền tư hữu”. Về vấn đề thực tiễn trước mắt, các tranh chấp liên quan đến EVFTA “sẽ được giải quyết theo một cơ chế tòa án do EU và Việt Nam cùng nhau xây dựng riêng cho EVFTA”, “theo mô hình cơ chế của Tòa án đầu tư quốc tế”, “mà không phải hệ thống tòa án hiện tại của Việt Nam”.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi quan ngại sâu sắc về độ tỉnh táo của những người chọn hướng “vận động nhân quyền” thứ nhất, là kiên quyết ngăn EVFTA. Dù họ nhân danh một lý tưởng cao đẹp, là nhân quyền, thực ra họ không đại diện cho lợi ích của bất cứ ai trong vụ việc. Họ không đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam và EU, vì họ ngăn cản hiệp định tự do giao thương giữa hai phía. Họ không đại diện cho “nhân quyền”, vì thực ra việc “vận động nhân quyền” sẽ thuận lợi hơn sau khi EVFTA được ký, như phân tích của ông Nguyễn Quang A. Họ không đại diện cho người lao động, vì các “nghiệp đoàn” của họ không có người lao động, chỉ có họ ngồi tự sướng với nhau. E rằng họ cũng không đại diện cho môi trường, khi 2 thành viên Green Trees – là Lý Quang Sơn và Trần Xuân Bách – viết như sau về các vụ cháy rừng ở Hà Tĩnh:

Như vậy, cánh “dân chửi” cực đoan đang ngăn cản lợi ích của tất cả các bên liên quan đến hiệp định EVFTA, chỉ vì lợi ích cá nhân của họ. Có ít nhất 3 lý do khiến họ làm thế.
Thứ nhất, nhiều hội nhóm “dân chửi” ở hải ngoại, như Lao Động Việt, đang mất dần các chân rết ở trong nước. Họ cần kiếm cớ tổ chức vận động, biểu tình ở hải ngoại, để tránh việc tổ chức “chết lâm sàng”, khiến họ mất mặt và bị phương Tây bỏ rơi. Giờ đây, khi EVFTA đã được ký, họ đành tiếp tục vận động Nghị viện EU ngăn cản hiệp định, để tránh phải thừa nhận thất bại của “chiến dịch vận động” vừa rồi.
Thứ hai, họ thừa hiểu rằng nếu kinh tế Việt Nam giữ được đà tăng trưởng nhờ các hiệp định tự do giao thương, thì người dân sẽ yên ổn làm ăn, không quan tâm đến những lời kêu gọi lật đổ của họ.
Thứ ba, cánh cờ vàng ở hải ngoại đã bị hận thù che mắt, tới mức sẵn sàng làm mọi thứ để phá hoại, cản trở chế độ, dù việc đó đi ngược với lợi ích kinh tế thiết thực của người dân Việt Nam.
Nguyễn Biên Cương

2 nhận xét:

  1. Họ không đại diện cho “nhân quyền”, vì thực ra việc “vận động nhân quyền” sẽ thuận lợi hơn sau khi EVFTA được ký, như phân tích của ông Nguyễn Quang A. Họ không đại diện cho người lao động, vì các “nghiệp đoàn” của họ không có người lao động, chỉ có họ ngồi tự sướng với nhau. E rằng họ cũng không đại diện cho môi trường

    Trả lờiXóa