Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2024

Tổ chức USCIRF hồ đồ khi cho rằng luật pháp Nhà nước ban hành là dùng để kiểm soát tôn giáo tại Việt Nam

 


Cuối tháng 9 vừa quà, tổ chức Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế USCIRF công bố tài liệu nghiên cứu về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Bản báo cáo đưa ra các “trợ cụ đàn áp tôn giáo” trong đó nêu “các luật chủ chốt để kiểm soát tôn giáo” gồm Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Nghị định số 162/2017/ND-CP; Luật Đất đai năm 2013, Luật Xây dựng năm 2014, Bộ luật hình sự năm 2015, và Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018. Rõ ràng nhận định, đánh giá này của USCIRF là hoàn toàn áp đặt và có thể nói là “hồ đồ” khi đưa ra dưới tư cách là một tổ chức tham vấn cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tôn giáo.



Thứ nhất, là về Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016, USCIRF cho rằng, trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016, chính phủ Việt Nam đã chọn thuật ngữ "Tin ngưỡng" cho khái niệm tín ngưỡng, thuật ngữ này truyền tải ý nghĩa "niềm tin vào các yếu tố thiêng liêng và siêu nhiên" mà không sử dụng từ ngữ “tư tưởng và lương tâm” và cho rằng luật này “cho phép chính phủ đàn áp bất kỳ tín ngưỡng nào mà họ cho là gây hại cho ĐCSVN”; hay phê phán Điều 33 khi yêu cầu một tổ chức tôn giáo được công nhận phải cung cấp cho Ban Tôn giáo Chính phủ danh sách các chức sắc tôn giáo họ bổ nhiệm để Ban Tôn giáo Chính phủ phê duyệt trong vòng 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm”; “Chương IV và VI của Luật bắt buộc các tổ chức tôn giáo phải đăng ký các hoạt động của mình với chính quyền địa phương, tỉnh, và trung ương, và phải hàng năm thông báo và xin phép chính quyền để được thực hiện các hoạt động tôn giáo đó”; Điều 36 “trao quyền cho Ban Tôn giáo Chính phủ bãi nhiệm các chức sắc tôn giáo khỏi vị trí của họ thông qua các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát”.

Những điều này là hoàn toàn sai sự thật, vì thứ nhất, trong văn hóa Việt Nam thể hiện rất rõ ràng 2 khái niệm “tín ngưỡng” và “tôn giáo”, tín ngưỡng được hiểu nôm na là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi, tôn thờ, ví dụ như tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ vua Hùng, tín ngưỡng thờ tổ nghề…., còn tôn giáo là niềm tin của con người nhưng được thể hiện với đầy đủ các thành phần:đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức, ví dụ như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, đạo Hồi… ở Việt Nam chỉ có khái niệm là tín ngưỡng và tôn giáo, và vì thế mà khái niệm này phù hợp với người Việt cũng như những đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam, còn tư tưởng và lương tâm trong tôn giáo suy cho cùng là thuật ngữ của phương Tây, không giống với văn hóa Việt Nam. Thứ hai, các điều luật trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 đã chỉ rõ việc các tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân cần thông báo cho cơ quan quản lý vấn đề tôn giáo là Ban Tôn giáo Chính phủ hay đăng ký và thông báo về lịch trình hoạt động của tổ chức đó trong năm. Đây là điều hiển nhiên vì mỗi tổ chức có tư cách pháp nhân, không phải ở mỗi Việt Nam mà ở các quốc gia pháp quyền đều cần đăng ký và thông báo cụ thể nhân sự, các hoạt động tôn giáo trong năm của mình cho Nhà nước quản lý. Mặt khác, Điều 33 nêu rõ: Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương về người được phong phẩm hoặc suy cử … của tổ chức tôn giáo khác chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử” và “Trường hợp người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này (tức là người phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự), cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc”. Như vậy, rõ ràng báo cáo của USCIRF đã bóp méo sự thật khi cho rằng Nhà nước “trao quyền cho Ban Tôn giáo Chính phủ bãi nhiệm các chức sắc tôn giáo khỏi vị trí của họ thông qua các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát” trong khi điều luật chỉ rõ những người không đủ năng lực hành vi dân sự hoặc không phải đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì sẽ không được bổ nhiệm các vị trí trong tổ chức tôn giáo. Điều này không chỉ ở Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào có luật pháp sẽ đều không cho phép những trường hợp không đủ tiêu chuẩn về hành vi hoặc đang vi phạm pháp luật được tham gia vào các tổ chức đoàn thể xã hội.

 Thứ hai là về Luật Đất đai năm 2013 và Luật Xây dựng năm 2014. Về đất đai và xây dựng của mỗi đất nước đều cần được quản lý chặt chẽ bởi lẽ nếu không có quy hoạch, không có phân công quyền sở hữu hoặc xây dựng như thế nào thì ắt hẳn sẽ không nhà nước nào có thể đảm bảo được trật tự an toàn xã hội được bởi lẽ đất đai là một loại tài sản có giá trị lớn, thả nổi, mặc sức tự do thì đất nước nào cũng sẽ loạn. Mặt khác, Việt Nam là đất nước đi theo chế độ Cộng sản, vậy “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Như vậy việc sở hữu đất đai hay xây dựng hoặc một công trình nào, dù là công trình tôn giáo thì đều cần sự cho phép của chính quyền địa phương, không phải ai bảo đó là đất của tôn giáo và tôn giáo đó thích thì xây dựng cơ sở thờ tự của tôn giáo đó ở đâu và lúc nào, quy mô như thế nào đều được. Chúng ta đang sống trong đất nước pháp quyền, có luật pháp thì dù là người bình thường hay người trong tôn giáo đều phải tuân thủ pháp luật.

Thứ ba, về Bộ luật hình sự năm 2015, báo cáo của USCIRF cho rằng Bộ Công an sử dụng nhiều điều khoản trong Bộ luật hình sự để “nhắm vào các nhóm tôn giáo độc lập”, bao gồm Điều 113, quy định tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”; Điều 116, quy định tội “phá hoại chính sách đại đoàn kết”; Điều 117, quy định tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm  nhằm chống Nhà nước”; và Điều 331, quy định tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” Và xuyên tạc “Chính phủ cố ý diễn giải rộng rãi vượt quá phạm vi của các điều khoản này, để cho phép họ truy tố những người ủng hộ tự do tôn giáo hoặc thực hành tôn giáo độc lập hoặc nhắm vào các thành viên của các cộng đồng dân tộc tôn giáo thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc và đồng bằng sông Cửu Long”. Điều này rõ ràng là xuyên tạc, Bộ Công an Việt Nam, trong lĩnh vực tôn giáo có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân, sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính các hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật. Khi xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật, thì dù là người bình thường hay người theo tôn giáo đều phải xử lý trước pháp luật. Không có chuyện Bộ Công an nhắm vào “tổ chức tôn giáo độc lập” như các đối tượng xuyên tạc. Ví dụ như vụ án liên quan Nguyễn Bắc Truyển tự nhận là “tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và nhà hoạt động nhân quyền”. Tuy nhiên, năm 2013, Nguyễn Bắc Truyển cùng các đối tượng gồm Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn Văn Đài đều là các thành viên sáng lập ra tổ chức “Hội Anh em dân chủ” có kế hoạch đào tạo hội viên, phát triển lực lượng, thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; có quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để vận động ủng hộ tài trợ kinh phí cho hội hoạt động, lập dự án xin tài trợ cho hoạt động của hội; lợi dụng các sự kiện chính trị, sự kiện nhạy cảm trong nước để kích động người dân phản đối chính quyền. Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa đã tuyên y bản án 11 năm tù, 3 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Việc áp dụng Bộ luật Hình sự xử lý các đối tượng trong tôn giáo sẽ không khác với việc áp dụng bộ Luật hình sự khi xử lý các đối tượng là người không theo tôn giáo. Vì vậy USCIRF thật vô cớ khi cho rằng bộ Luật Hình sự Việt Nam “nhằm vào tổ chức tôn giáo độc lập” hay những cá nhân hoạt động vì tự do tôn giáo. Những đối tượng mà Bộ Luật Hình sự áp dụng là những kẻ phạm tội theo Bộ Luật hình sự và bị xử án một cách đúng người, đúng tội.

Thứ tư, về Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018, USCIRF đưa ra một “bằng chứng” là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào thời điểm đó đã công bố Quyết định 1722/QĐ-TTg, khẳng định rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã cài cắm đặc vụ vào các tổ chức tôn giáo. Quyết định này xác định rằng các thông tin liên quan đến những đảng viên “được lựa chọn, sắp xếp và tuyển dụng” bởi chính quyền trong các tổ chức tôn giáo là thông tin mật”. Đây rõ ràng là thông tin không được kiểm chứng nên không được tính là bằng chứng. Mặt khác, việc Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 phân loại bí mật nhà nước thành ba cấp độ và cho phép bảo mật trong thời gian nhất định gồm tối mật (30 năm), mật (20 năm) và tuyệt mật (10 năm) là điều mà mỗi quốc gia đều cần thực hiện để đảm bảo an ninh quốc gia của mình. Việc Việt Nam chưa giải mật những thông tin liên quan bí mật Nhà nước là quyền của mình. Những tổ chức như USCIRF không hài lòng với điều luật này là mong muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam chăng? Nếu vậy, USCIRF đang vi phạm luật pháp quốc tế rồi đó.

Cuối cùng, Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền, về lĩnh vực tôn giáo, Việt Nam sử dụng pháp luật để đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, đồng thời cũng đảm về các quyền lợi và trách nhiệm của các cơ sở tôn giáo, bảo vệ tài sản của họ. Việc USCIRF đưa ra những dẫn chứng không được kiểm chứng và không có cơ sở pháp lý để chứng minh thể hiện sự thiếu đáng tin về những điều mà bản báo cáo “Các tổ chức tôn giáo bị Nhà nước kiểm soát và tự do tôn giáo Việt Nam” do USCIRF công bố vào cuối tháng 9 vừa qua. Báo cáo này nên bị hủy bỏ vì sự không khách quan và hồ đồ của USCIRF khi tin theo các tài liệu do các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài (chủ yếu là BPSOS) cung cấp vì các tài liệu này chỉ là những thông tin bị bóp méo và thiếu trung thực.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét