Ngày 27/9 vừa qua, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế
(US Commission on International Religious Freedom, USCIRF) công bố tài liệu
nghiên cứu về “các tổ chức tôn giáo mà nhà nước Việt Nam dùng làm trợ cụ để khống
chế và đàn áp quyền tự do tôn giáo hay niềm tin”. Một phần trong bản báo cáo đã
nêu ra các nhận định như: “Nhà nước Việt Nam sử dụng Chi Phái 1997 làm trợ cụ
đàn áp tôn giáo cho nhà nước Việt Nam”, “kiểm soát và bổ nhiệm lãnh đạo trong nội
bộ Đạo Cao Đài, can thiệp vào việc thờ phụng tại nhà và "Khai Trừ Khỏi Đạo”,
đàn áp xuyên quốc gia đối với Cao Đài 1926 và tịch thu tài sản của Cao Đài
1926…”. Đây là thông tin sai lệch, xuyên tạc, bóp méo về đạo Cao Đài tại Việt
Nam của USCIRF, cụ thể:
Thứ nhất, thông tin do USCIRF đưa ra là đạo Cao Đài hiện nay
bị Nhà nước kiểm soát bằng tổ chức “Chi phái Cao Đài 1999” do Nhà nước lập ra,
các thành viên lãnh đạo của chi phái này cũng tham gia vào trong tổ chức chính
trị - đoàn thể của chính quyền như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay giữa vai trò
là đại biểu hội đồng nhân dân các cấp hoặc đại biểu quốc hội… Nghiên cứu, báo
cáo của USCIRF cũng chỉ ra Nhà nước Việt Nam sử dụng chi phái Cao Đài 1997 giám
sát để kiểm soát và quản lý các tín đồ Cao Đài, trong khi chi phái Cao Đài Chơn
Truyền 1926 là một tổ chức tôn giáo độc lập, bị đe dọa, chèn ép bởi chi phái
Cao Đài 1997 (do Nhà nước lập lên). Trên thực tế, vụ việc “chi phái Cao Đài
1997 và Cao Đài Chơn Truyền 1926” được tổ chức “Ủy ban cứu người vượt biển -
BPSOS” liên tục chia sẻ trên mạng xã hội trong thời gian gần đây, thực chất là
mâu thuẫn giữa hai tổ chức tôn giáo Cao Đài trên lãnh thổ Hoa Kỳ nhằm phân chia
địa bàn hoạt động, tài sản và tư cách pháp nhân. Các thông tin mà USCIRF chia sẻ
đều do BPSOS (do Nguyễn Đình Thắng tại Mỹ cầm đầu, núp danh nghĩa NGO hoạt động
về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Nhà nước Việt Nam) cung cấp
vu khống Nhà nước Việt Nam khi cho rằng chi phái Cao Đài 1997 (chi phái của Hội
thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh tại Hoa Kỳ) “do nhà nước Việt Nam dựng lên” để
“diệt đạo Cao Đài ở Việt Nam” và “tấn công” những người bảo vệ đạo Cao Đài Chơn
Truyền 1926… tại Hoa Kỳ. Điều này là vô cùng sai lầm vì hiện tại Việt Nam không
có cái gọi là “chi phái Cao Đài 1997” và “Cao Đài Chơn Truyền 1926” mà chỉ có
10 Hội thánh Cao Đài, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập do Nhà nước công nhận
và 01 pháp môn Cao Đài được Nhà nước cấp đăng ký hoạt động tôn giáo. Hội thánh
Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh là một trong số đó, đang hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam. Mặt khác, việc các thành viên hoặc lãnh đạo của tổ chức tôn giáo tại Việt
Nam, mà ở đây là đạo Cao Đài tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị -
xã hội của chính phủ là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí đó còn là điều kiện
thuận lợi để các thành phần đó tham gia vào quá trình góp ý hoặc đề xuất cho
ban hành các chính sách, pháp luật phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của tín đồ
tôn giáo mà họ là thành viên, ngược lại phía chính quyền cũng sẽ có được một đội
ngũ tư vấn, tham mưu để thực hiện đúng, có hiệu quả các chính sách đã được
thông qua.
Báo cáo của USCIRF còn đưa ra thông tin cho rằng, Nhà nước
“đàn áp, hạn chế quyền tự do đi lại” của tín đồ Cao Đài 1926 như Trần Ngọc
Sương, Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Ngọc Diến, Trần Thanh Tuyết, Nguyễn Anh Phụng,
Lê Văn Một, Trần Quốc Tiến, Lương Thị Nở, Nguyễn Hồng Phượng, và nhiều người
khác. Trong khi đó, các chức sắc của Chi phái 1997 được tự do ra nước ngoài, gồm
cả việc gặp gỡ các quan chức chính phủ Hoa Kỳ”. Điều này là rất dễ hiểu, vì sao
Nhà nước Việt Nam vẫn đảm bảo quyền cho tín đồ Cao Đài khác được xuất cảnh ra
nước ngoài để làm việc, học tập, thậm chí “gặp gỡ các quan chức chính phủ Hoa Kỳ”
mà chỉ ngăn chặn đối với Trần Ngọc Sương, Nguyễn Xuân Mai, Nguyễn Ngọc Diến, Trần
Thanh Tuyết, Nguyễn Anh Phụng, Lê Văn Một, Trần Quốc Tiến, Lương Thị Nở, Nguyễn
Hồng Phượng? Trên thực tế, những đối tượng trên đều có những hoạt động đi ngược
lại với pháp luật Việt Nam, chống lại nền an ninh quốc gia khi ý đồ xuất cảnh
ra nước ngoài tham gia các buổi đào tạo, huấn luyện của BPSOS và tham gia các hội
nghị, hội thảo quốc tế nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình tôn giáo tại
Việt Nam. Theo pháp luật Việt Nam, những trường hợp như bị can, bị cáo hoặc đang
bị điều tra thì cần phải bị tạm hoãn xuất cảnh để đảm bảo họ không bỏ trốn ra
nước ngoài. Còn việc các đối tượng này bị tôn giáo của họ khai trừ ra khỏi đạo
là do những vi phạm của họ trong hoạt động thực hành tôn giáo, không thể quy kết
trách nhiệm của nhà nước vì hành vi sai phạm của tín đồ được.
Từ nhiều năm qua, USCIRF đã đưa ra nhiều bản báo cáo, nghiên
cứu, trong đó có nhiều thông tin sai lệch, thiếu thiện chí về tình hình tôn
giáo tại Việt Nam. Những thông sai lệch này chủ yếu là do các cá nhân, tổ chức
phản động người Việt lưu vong ở bên ngoài, nổi lên là “Ủy ban cứu người vượt biển
- BPSOS” cung cấp, xuyên tạc, bóp méo. Chúng chăm chăm dựa vào các thông tin một
chiều về những chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân
tộc, tôn giáo để vận động USCIRF trình chính phủ Mỹ “đưa Việt Nam vào danh sách
theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo”, làm bàn đạp để gây sức ép, can thiệp vào
các công việc nội bộ của Việt Nam. Tuy vậy, Việt Nam là một đất nước yêu chuộng
hòa bình, Đảng và Nhà nước luôn nêu cao tinh thần tôn trọng quyền tín ngưỡng,
tôn giáo của nhân dân, không có sự phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo. Thực tiễn đã
chứng minh, tại Việt Nam người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau cùng
chung sống hài hòa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam với một mong muốn, mục
tiêu chung tay xây dựng đất nước giàu đẹp. Do đó, USCIRF nên có những tìm hiểu
sâu hơn, ngoài đạo Cao Đài còn Phật giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo Hòa Hảo, đạo
Tin Lành… ở Việt Nam đều có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều có đời sống hòa
hợp và bao dung giữa các tôn giáo cũng như sự đồng thuận giữa các tôn giáo và
Nhà nước. Để từ đó USCIRF mới có những đánh giá đúng đắn về tình hình tôn giáo
tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét