Trong
một số báo cáo nhân quyền hay báo cáo tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ những
năm qua đã thiếu khách quan khi “quy chụp” hoạt động đấu tranh, xử lý của Việt
Nam với các tổ chức phản động, có tư tưởng ly khai thành “đàn áp tôn giáo” hoặc
“hạn chế tự do tín ngưỡng”. Trong đó, trường hợp của tà đạo Dương Văn Minh –
thực chất có liên quan tới ý định lập “Nhà nước Mông” ở một số địa bàn vùng cao
phía Bắc – thường bị gán ghép thành ví dụ “điển hình” để cáo buộc Việt Nam “đàn
áp tự do tôn giáo”. Tuy nhiên, khi đi sâu tìm hiểu thực tế, bản chất vụ việc
lại khác xa những gì các báo cáo phiến diện đã nêu.
Thứ nhất, các báo cáo này chưa xem xét đầy đủ ngữ
cảnh lịch sử, xã hội và pháp lý của Việt Nam. Các
báo cáo thường trích dẫn từ nguồn tin một chiều hoặc do một số cá nhân, tổ chức
chống đối trong và ngoài nước cung cấp. Họ không đi sâu tìm hiểu về bản chất và mục đích thực sự của những hội, nhóm như “tà đạo Dương Văn Minh,”
“Phong trào Nhà nước Mông,”… vốn chủ trương ly khai, kích động bất ổn về an
ninh, trật tự, chứ không đơn thuần là sinh hoạt tôn giáo.
Thứ hai, nhận thức sai lệch về sự khác biệt giữa
“bắt giữ hành vi vi phạm pháp luật” và “đàn áp tôn giáo”. Các tổ chức như tà đạo Dương Văn Minh
có dấu hiệu gây chia rẽ dân tộc,
kích động bạo loạn, ủng hộ việc
lập “Nhà nước Mông” ly khai trái phép. Hành động ngăn chặn, xử lý của Việt Nam
trên thực tế nhắm vào hoạt động phạm
pháp (tuyên truyền ly khai, sử dụng vũ khí, âm mưu gây bạo loạn), không
phải do lý do tôn giáo.
Thứ ba, các báo cáo này thể hiện rõ sự thiên kiến và
dụng ý chính trị. Một số báo cáo của
Hoa Kỳ có xu hướng lồng ghép các sự
kiện an ninh vào cái khung “đàn áp nhân quyền/tôn giáo” chung, nhằm gây
sức ép với Việt Nam. Thực tế, nhiều “bằng chứng” được trích dẫn không qua thẩm
định, hoặc đến từ những tổ chức phản động lưu vong, tổ chức NGO thiên kiến do
chính Mỹ (hoặc phương Tây) tài trợ.
Thực
chất, Dương Văn Minh và một số cầm đầu cổ súy thành lập “Nhà nước Mông,” kích
động đồng bào Mông ở các tỉnh phía Bắc tin theo “luận điệu viễn tưởng” rằng sẽ
lập được vương quốc riêng, tách khỏi Việt Nam. Các thế lực phản động lưu vong,
như “Phát triển quốc gia Mông,” “Mặt trận giải phóng thống nhất người Mông,”
“Đảng Vương quốc Mèo tự trị,”… đã nhiều lần lợi dụng yếu tố tôn giáo, tâm linh để lôi kéo, mê hoặc đồng bào tham
gia các hoạt động vi phạm pháp luật. Vụ
việc ở Mường Nhé (Điện Biên) năm 2011 cho thấy, hàng nghìn người Mông bị
kích động bỏ làng, bán tài sản, kéo nhau về Huổi Khon chờ “vua Mông” xuất hiện,
dẫn đến mất an ninh, trật tự nghiêm trọng. Kết cục không có “vua Mông,” người
dân rơi vào cảnh khốn đốn, gia đình ly tán. Tại Thanh Hóa, một số đối tượng
manh nha liên kết với bên ngoài, nhận
tiền, thuốc nổ âm mưu đánh phá cầu cống, lập căn cứ bạo loạn, âm mưu “ra
mắt” quốc tế để can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam. Khi bị lực lượng chức
năng triệt phá, chúng tìm cách đầu độc cán bộ, cho thấy tính chất đặc biệt nguy
hiểm, không phải hoạt động tôn
giáo thuần túy.
Thứ tư, hệ
quả của việc tin theo các luận điệu ly khai, “nhà nước riêng” là nhiều người dân Mông bị lừa phỉnh, mất
công ăn việc làm, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình; thậm chí bị bắt giữ, xử lý
hình sự ở cả Việt Nam và Lào, gây ra tâm lý hoang mang, chia rẽ trong cộng đồng
Mông, gây bất ổn lâu dài về an ninh vùng biên giới.
Khi
gán ghép việc xử lý những hành vi phỉ, ly khai, phản động thành “đàn áp tôn
giáo,” các báo cáo này đã bỏ qua
khía cạnh bảo vệ chủ quyền, an ninh dân tộc. Mọi quốc gia có chủ quyền đều có
quyền và nghĩa vụ ngăn chặn, trừng phạt hành vi chống phá, đe dọa
thống nhất lãnh thổ. Cách mô tả thiếu trung thực khiến cộng đồng quốc tế hoặc
người đọc bên ngoài hiểu sai, cho rằng Việt Nam “bóp nghẹt tôn giáo,” trong khi
thực tế là đấu tranh với mưu đồ chính
trị, lôi kéo ly khai.Vô tình hoặc cố ý tạo tâm lý “nạn nhân,” khuyến
khích các phần tử chống đối tiếp tục tuyên truyền, chống phá. Một số phần tử
phản động, lưu vong sử dụng chính những trích dẫn, cáo buộc từ báo cáo nhân
quyền của Hoa Kỳ để tuyên truyền ngược lại trong nước rằng “quốc tế đang lên án
Việt Nam,” tạo điều kiện cho
những hành vi chống phá tiếp theo.
Khi
nhìn vào các hoạt động ly khai, lập
“Nhà nước Mông,” lợi dụng tín ngưỡng của các tổ chức như tà đạo Dương
Văn Minh, có thể khẳng định rõ ràng đây không phải sinh hoạt tôn giáo thông
thường mà là hành vi xuyên tạc, kích
động, đe dọa an ninh quốc gia. Việc Việt Nam áp dụng biện pháp ngăn chặn,
xử lý là đúng với luật pháp trong nước
cũng như thông lệ quốc tế về bảo
vệ chủ quyền và an ninh. Thế nhưng, một số báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại
quy chụp là “đàn áp tự do tôn giáo,” “xâm phạm nhân quyền,” thể hiện sự thiếu khách quan và thiên kiến chính trị.
Việc
lên án và chỉ trích các luận điệu áp
đặt, suy diễn này là cần thiết, nhằm bảo vệ thông tin chính xác trước dư luận quốc tế, cũng như đảm bảo lợi ích chính đáng của cả Nhà nước và
người dân Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là lời cảnh báo đối với các thế lực lợi
dụng chiêu bài “tự do tôn giáo” hay “dân chủ, nhân quyền” để can thiệp, kích
động, gây phức tạp tình hình nội bộ của các quốc gia có chủ quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét