Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024

Lật tẩy chiêu bài tự do tôn giáo để chống phá Nhà nước Việt Nam của “Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS"

 

Trong ngày 09/10/2024 vừa qua, tổ chức phản động “Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS” do Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ cầm đầu đã tổ chức một chuỗi “hội luận ” ở Berlin, Đức về cái gọi là “Các trợ cụ đàn áp tôn giáo ở Việt Nam”, trong đó nêu lên “3 sách lược chính mà Nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng để kiểm soát tôn giáo”. Đây được coi là câu chuyện tưởng tượng với “thuyết âm mưu” vô cùng lố bịch của tổ chức BPSOS nhằm tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình tôn giáo và chính sách của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo.




Thứ nhất là thay thế, Nguyễn Đình Thắng, cầm đầu BPSOS cho rằng Chính phủ Việt Nam thực hiện “chiến lược thay thế” thông qua thành lập các tổ chức tôn giáo do nhà nước lập ra gồm Giáo hội phật giáo Việt Nam để thay thế cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Chi phái Cao Đài 1997 thay thế cho Hội thánh Cao đài Chơn truyền (1926) và Ban trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo để thay thế cho Ban trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo nguyên thủy. BPSOS xuyên tạc, “Chính phủ đã cấm các tổ chức giáo hội phật giáo cũ hoạt động, bỏ tù phàn lớn lãnh đạo của các tổ chức này, phá hủy, chiếm đoạt hoặc chuyển tài sản của các cơ sở này thành cơ sở của Chính phủ”. Những luận điệu này được coi là hết sức vô lý và không có cơ sở. Đầu tiên, tôn giáo, ngoài là một tín ngưỡng, niềm tin còn là một thực thể xã hội vì thế hoạt động tôn giáo ở quốc gia nào thì phải chịu sự quản lý của quốc gia đó. Khi một tổ chức được quốc gia công nhận thì tổ chức đó có tư cách pháp nhân (Giáo hội phật giáo Việt Nam, Chi phái Cao Đài 1997, Ban trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo) và ngược lại, khi tổ chức tôn giáo khi chưa được nhà nước công nhận, đồng nghĩa với việc tổ chức tôn giáo đó chưa có tư cách pháp nhân (Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội thánh Cao đài 1926, Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo nguyên thủy). Mặt khác, tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở bất kỳ một quốc gia nào cũng phải tuân thủ pháp luật. Các tổ chức tôn giáo mà BPSOS nêu tên, coi là “nguyên thủy”, “nguyên bản”, “chính gốc” thực chất đều do các đối tượng chống đối cực đoan đang lưu vong ở nước ngoài chỉ đạo hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước. Việc đó có nghĩa là những tổ chức này không những không được công nhận, không có tư cách pháp nhân mà còn có hoạt động trái pháp luật Việt Nam. Vậy thì sẽ bị cơ quan chức năng Việt Nam xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ hai là “thỏa hiệp, khuynh loát”. Tại các buổi hội luận, BPSOS cho rằng Nhà nước Việt Nam sử dụng chính sách thỏa hiệp, khuynh loát đối với Hội thánh Tin Lành Việt Nam khi coi đây là tổ chức “lai” những vẫn thỏa hiệp cho tổ chức này tồn tại nhưng kiểm soát và đối xử bất bình đẳng như không cho nhận quốc tịch (tình trạng vô quốc gia, vô quốc tịch) đối với người H’Mông theo đạo Tin Lành và đàn áp đối với tin lành tại gia của người Thượng tại Tây Nguyên. Điều này là hoàn toàn vu khống, bởi lẽ hiện ở Việt Nam có hơn 1,2 triệu người theo đạo Tin Lành, trong đó có khoảng 873.700 tín đồ là người dân tộc thiểu số, phân bố tập trung ở vùng trung du miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên, là những đối tượng luôn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đã có nhiều chủ trương, chính sách tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các tổ chức phản động lưu vong, nổi lên là BPSOS và “Việt Tân” móc nối, lừa phỉnh, lôi kéo, kích động bà con người Mông gây rối, kích động chống đối chính sách, pháp luật, bất hợp tác với chính quyền trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp về ANTT tại địa phương hay công khai bày tỏ thái độ thách thức chính quyền, coi thường pháp luật, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. BPSOS còn tài trợ cho Y Quynh Bdap, đối tượng dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên, theo đạo tin lành, trốn sang Thái Lan, thành lập tổ chức phản động “Người Thượng vì công lý MSFJ” chỉ đạo số thành viên trong nước thực hiện cuộc khủng bố đẫm máu tại Đắk Lắk hồi tháng 6/2203. Những hành vi lừa gạt bà con đồng bào, tài trợ khủng bố của BPSOS phải bị trừng trị.

Thứ ba, BPSOS công kích chính phủ Việt Nam thực hiện sách lược xâm nhập với Giáo hội Công giáo khi thành lập Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của Tòa Thánh Vatincan tại Việt Nam; xuyên tạc Việt Nam “tấn công linh mục và giáo dân lên tiếng chống lại bất công trong xã hội và môi trường, bảo vệ tự do tôn giáo hoặc từ chối thỏa hiệp với chính quyền”. Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Tòa Thánh Vatincan, và đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao và nâng cấp quan hệ lên Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam. Mặt khác, số đối tượng mà Việt Nam bắt, xử lý nhà những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, không ai có thể nhân danh “bảo vệ tự do tôn giáo” mà có thể đi ngược lại với pháp luật của quốc gia họ đang sống được.

Trên thực tiễn, ngay sau khi nước Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời vào năm 1945 đến nay, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm hỗ trợ các tôn giáo ở nước ta phát triển nhanh về số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự, mở rộng quan hệ với nhiều tổ chức, cá nhân tôn giáo, đồng đạo ở nước ngoài; mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân đều được chính quyền tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các tôn giáo ngày càng được nâng cao. Nhà nước Việt Nam không hề phân biệt đối xử là tổ chức tôn giáo cũ hay tổ chức tôn giáo thuộc quản lý của Nhà nước, tuy nhiên, số đối tượng chống đối cực đoan trong tôn giáo đã chạy trốn ra nước ngoài vẫn chưa từ bỏ âm mưu, ý đồ muốn chỉ đạo số tay chân, cơ sở trong nước để xuyên tạc, bôi nhọ nhà nước Việt Nam không cho thực hiện tự do tôn giáo hay là cấm các tổ chức tôn giáo độc lập, qua đó vận động Mỹ và các nước phương Tây gây sức ép với Việt Nam về vấn đề tôn giáo. Đây là hành động đi ngược lại với tín ngưỡng, mục tiêu hoạt động của bất kỳ một tôn giáo nào và cần phải bị lên án, loại bỏ ra khỏi xã hội.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét