Mỗi lần Việt Nam thực hiện phiên kiểm điểm UPR, làng zân chủ
lại hồ hơi, xem đây như là cơ hội để bôi xấu hình ảnh Việt Nam trên điễn đàn
Nhân quyền quốc tế. Hoạt động phổ biến của họ được đúc kết chủ yếu như sau:
(1) Lập ra thật nhiều “báo cáo” gửi tới Hội đồng Nhân quyền
LHQ trước phiên UPR Việt Nam để “tố cáo” bằng những thông tin xuyên tạc, vu cáo
chính phủ, chế độ vi phạm nhân quyền.
(2) Vận động các phái đoàn các nước, nhất là các quốc gia phương
Tây lên tiếng can thiệp, đưa ra các khuyến nghị “thay cho nỗi lòng” của họ với
yêu sách giúp cho họ thuận lợi trong “đối đầu” với Đảng CSVN.
(3) Tổ chức hoạt động “giễu võ dương oai” bên lề, bên ngoài
phiên khiểm điểm UPR cho Việt Nam, họ vận động đưa người vào các tổ chức phi
chính phủ nhân quyền can thiệp, đòi Việt
Nam thưc hiện các yêu sách của họ thông qua áp lực ngoại giao và lá phiếu
Tuy nhiên, phiên UPR chu kỳ IV năm nay thực sự thấy chiến dịch
này “yếu hẳn” những năm trước. Trong suốt tuần đầu tháng 05/2024, Việt Tân đã
liên tục lên bài về sự kiện này, trong đó họ khoe rằng mình được cử đại diện đến
điều trần tại UPR, tổ chức biểu tình tại Geneva nhân dịp UPR, và còn tổ chức cả
một buổi văn nghệ bên lề sự kiện. Họ cũng lăng xăng tường thuật qua Facebook một
vài diễn biến trong phiên kiểm điểm của Việt Nam. Và rồi họ đăng tiếp một loạt
bài hậu sự kiện, trong đó họ khoe khoang số quốc gia gửi khuyến nghị, số khuyến
nghị đã gửi cho Việt Nam – cả hai đều là những con số lớn. Họ cũng đăng một vài
phát biểu có vẻ cứng rắn mà các báo cáo viên của Liên Hợp Quốc gửi đến Việt
Nam. Những bài đăng này không nhằm mục đích nào khác, ngoài thuyết phục người đọc
tin rằng “quốc tế” đang ủng hộ các nhóm chống cộng cờ vàng, sẵn sàng vì họ mà
gây áp lực với chính phủ Việt Nam, và Việt Tân là đầu nậu số một giúp tạo ra những
áp lực đó.
Tuy nhiên ngay sau phiên UPR chu kỳ IV, “nhà chống cộng” Nguyễn Văn Đài đã than thở với
RFA rằng các kỳ UPR không còn có tác dụng. Nếu trước đây, chính phủ Việt Nam thường
thả một vài “nhà chống cộng” mỗi lần có đối thoại nhân quyền, thì hiện nay họ
chẳng thả ai. Như vậy, đối với các “nhà chống cộng” như Đài, UPR chỉ còn mang tính
hình thức, chỉ còn làm cho có. Khi RFA hỏi nguyên nhân của hiện tượng này, Nguyễn
Văn Đài đổ lỗi cho phương Tây. Đài cho rằng vì các nước phương Tây không có chế
tài cụ thể nào để trừng phạt Việt Nam, UPR rốt cuộc đã không mang lại hiệu quả
gì trong thực tế.
Một “nhà chống cộng” giấu tên cũng than phiền với RFA rằng: “Tôi
thấy phiên kiểm định rất hời hợt. Các quốc gia đưa ra khuyến nghị dường như đưa
ra cho vui hoặc là qua loa. Có một vài nước đề cập một cách hời hợt tới các quyền
tự do cơ bản như quyền tự do báo chí, hội họp, công đoàn, án tử hình”. Theo lời
nhân vật giấu tên này, phương Tây không nhiệt tình bênh “cờ vàng” tại UPR là vì
lợi ích. “Họ im lặng vì có thể lợi ích kinh tế từ Việt Nam mang lại cho nước họ.
Thêm nữa, thế giới hiện nay phải đối mặt với nhiều vấn đề gai góc hơn như (dải)
Gaza, Ukraine…”.
Tuy nhiên, căn nguyên, gốc rễ của thất bại này, dường như các
“nhà chống cộng” như Nguyễn Văn Đài hay kẻ giấu tên kia đều tránh né không dám đề
cập đến, đó là thành tựu phát triển kinh tế, xã hội và con người đáng ghi nhận
của Việt Nam những năm vừa qua là không thể phủ nhận. Đó là vị thế quốc gia, đóng
góp quốc tế, uy tín chính trị ngày càng gia tăng của Việt Nam trên các diễn đàn
quốc tế nói chung, tại chính Hồi đồng nhân quyền nói riêng. Không phải tự dưng
mà Việt Nam tuyên bố ứng cử thành viên Hội đồng này nhiệm kỳ thứ 3. Đáng thương
cho những con tốt thí và những kẻ vì hận thù, cay cú và ảo tưởng cố bịt mắt, bịt
tai không đối mặt với hiện thực này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét