Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024

Nghiên cứu của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế - USCIRF đánh giá sai sự thật về Phật Giáo Hoà Hảo tại Việt Nam

 


Trong nghiên cứu của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious Freedom, USCIRF) công bố ngày 27/9/2024 vừa qua đã đưa ra những đánh giá về Phật Giáo Hoà Hảo tại Việt Nam. Bản báo cáo nêu lên “sự can thiệp của chính phủ Việt Nam vào cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo thông qua Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo (GHPGHH) do chính phủ thành lập, vốn mang cùng tên với Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo gốc”; "Kể từ khi chính phủ thành lập Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo do chính phủ kiểm soát vào năm 1999, và sau đó mở rộng thành GHPGHH vào năm 2005, chính phủ đã theo đuổi sách lược thay thế để kiểm soát tôn giáo Hòa Hảo”, “Sách lược này bao gồm việc kiểm soát lãnh đạo của GHPGHH, can thiệp vào việc diễn giải và xuất bản kinh sách Hòa Hảo, nhắm vào và đàn áp GHPGHH độc lập cùng các thành viên của họ, và chuyển giao quyền kiểm soát tài sản của đạo cho GHPGHH được chính phủ công nhận”. Những nhận định này là vô căn cứ, sai sự thật về tình hình hoạt động của Phật giáo Hòa Hảo tại Việt Nam cũng như đánh giá sai lệch, xuyên tạc về Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Việt Nam.



Phật giáo Hoà Hảo ra đời ở Nam bộ năm 1939. Người sáng lập đạo là ông Huỳnh Phú Sổ, quê làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Đạo Phật giáo Hoà Hảo được khai sáng trên nền tảng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của ông Đoàn Minh Huyên và lấy pháp tu Tịnh độ tông làm căn bản tu hành. Đạo Phật giáo Hoà Hảo với giáo pháp là học Phật, tu Nhân, tại gia cư sĩ, thực hiện Tứ ân: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo, Ân đồng bào nhân loại. Phật giáo Hòa Hảo một tôn giáo cách tân, có xu hướng nhập thế, đạo rất coi trọng hoạt động từ thiện xã hội. Vì vậy, trong Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo đã xác định đường hướng hành đạo là "vì Đạo pháp, vì Dân tộc". Tôn chỉ hành đạo là học Phật, tu Nhân, tại gia cư sĩ, giáo huấn tín đồ về Tứ ân; thực hiện 8 điều răn cấm, cứu giúp người nguy khó, tương trợ trong quan, hôn, tang, tế và hoạt động từ thiện hữu ích cho xã hội. Do đó, có thể thấy Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo nội địa với tôn chỉ vì dân tộc, mang đậm tình cảm, văn hóa của người Việt Nam. Phật giáo Hòa Hảo có số lượng tín đồ tương đối lớn và là một trong những tôn giáo ở Việt Nam đã có tổ chức hoạt động hợp pháp. Chủ trương chính sách và pháp luật Nhà nước về Phật giáo Hòa Hảo, nhất là khi luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành ngày càng được cụ thể hóa. Các cơ quan chức năng Nhà nước Trung ương, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban MTTQ Việt Nam và các cơ quan thẩm quyền các cấp ở địa phương đã luôn quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho Ban Trị sự Trung ương và cả hệ thống Giáo hội trong suốt quá trình hoạt động. Đường hướng hành đạo “vì Đạo pháp – vì Dân tộc” là sự cụ thể hoá giáo pháp “Học Phật – Tu Nhân”, tại gia cư sĩ đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, tình cảm và nguyện vọng của toàn thể tín đồ. Đời sống mọi mặt của tín đồ đã từng bước được nâng cao, nhu cầu tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo chính đáng được đáp ứng nên hầu hết tín đồ yên tâm, tin tưởng vào đường hướng hành đạo của Giáo hội, tinh tấn tu hành và chuyên cần làm ăn, đoàn kết, ủng hộ các chương trình đạo sự do Ban Trị sự Trung ương đề ra. Những thông tin này đã phủ nhận hoàn toàn thông tin do USCIRF vu cáo “Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào tháng 4 năm 1975, chính phủ Việt Nam đã nhắm vào Phật giáo Hòa Hảo và ngay lập tức chiếm đóng làng Hòa Hảo. Năm 1979, chính phủ đã lập ra một chiến dịch nhằm tiêu diệt tôn giáo này trong vòng 10 đến 15 năm. Chính phủ đã hạn chế các hoạt động thờ cúng bằng cách phá hủy kinh sách, bàn thờ và hình ảnh của Đức Thầy, cấm tổ chức các ngày lễ lớn của tôn giáo và không cho phép sử dụng thuật ngữ "Thánh địa Hoà Hảo," cũng như xuất bản tài liệu nhằm bôi nhọ các lãnh đạo và giáo lý của Hòa Hảo”.

Các những minh chứng cho việc Việt Nam “đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo độc lập” được USCIRF nêu lên chủ yếu dựa vào một số  hiện tượng, nhóm trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo, chưa được công nhận, có hiện tượng hoạt động vi phạm pháp luật để quy kết Việt Nam “đàn áp tôn giáo”. Ví dụ nhóm Hội đồng Liên tôn (gồm một số giáo sĩ cực đoan thuộc 5 tôn giáo tham gia: Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo); nhóm Phật giáo Hòa Hảo thuần túy và Phật giáo Hòa Hảo truyền thống hay đối tượng Nguyễn Bắc Truyển (nhóm Phật giáo Hòa Hảo truyền thống) đều là những phần tử lợi dụng tôn giáo chống Nhà nước Việt Nam nên bị phạt tù theo quy định của Bộ luật Hình sự, chứ không phải các “tù nhân lương tâm”, như USCIRF gán cho. Mặt khác, Nhà nước Việt Nam luôn hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thực hiện sinh hoạt tôn giáo thường xuyên trong gia đình và nơi thờ tự theo nghi lễ truyền thống, tổ chức lễ công nhận pháp nhân, kỷ niệm khai đạo của Phật giáo Hòa Hảo… khẳng định sự quan tâm, ghi nhận đối với những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như nhiều thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh.

USCIRF còn xuyên tạc “Năm 1975, chính phủ đã tịch thu tài sản của Phật giáo Hoà Hảo, bao gồm hơn 800 độc giảng đường và khoảng 50 ngôi chùa”, “Một số cơ sở Phật giáo Hoà Hảo đã được sử dụng làm văn phòng của chính phủ”, “Không có chùa, không có trụ sở và quyền tiếp cận Thánh địa của mình, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo độc lập không thể thực hiện đầy đủ đức tin của họ”, “Họ bị giới hạn trong việc thực hành tôn giáo tại nhà riêng trừ khi họ tham gia Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo được chính quyền công nhận”. Trên thực tiễn, công tác xây dựng cơ sở thờ tự được các tôn giáo quan tâm, đẩy mạnh, chính quyền địa phương cũng rất quan tâm giải quyết, cấp đất cho các Phật giáo Hòa Hảo xây dựng cơ sở tôn giáo. Nổi lên là tại tỉnh An Giang có Văn phòng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, 1 trường Trung cấp, 14 cơ sở thờ tự, 136 Ban Trị sự cơ sở (xã, phường, thị trấn với khoảng 960 chức việc). Đại đa số chức việc và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo có tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân cao, thường xuyên gắn hoạt động tôn giáo với các phong trào cách mạng ở địa phương, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” góp phần xây dựng và phát triển đất nước, được xã hội đồng tình ủng hộ và đánh giá cao, có sức lan toả mạnh mẽ. Điều đó có thể chứng minh Nhà nước Việt Nam hỗ trợ các tôn giáo, trong đó có Phật giáo Hòa Hảo xây dựng, tu sửa và phát triển cơ sở thờ tự, đảm bảo nhu cầu thực hành tín ngưỡng của họ.

Từ những vấn đề được chỉ ra có thể thấy, những báo cáo và thông tin do USCIRF là sai thực tế, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, thể hiện âm mưu, ý đồ kích động những đối tượng chống đối trong Phật Giáo Hòa Hảo chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo. Việc nhận diện, lật tẩy những luận điệu chống phá này là cần thiết để đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ uy tín cũng như thành tựu của Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tin ngưỡng, tôn giáo.

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét