Thứ Ba, 8 tháng 10, 2024

Mỹ lại “ép” hàng dệt may của Việt Nam khi đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi về lao động trẻ em, cưỡng bức

 


Vừa qua, Bộ Lao động mỹ vừa liệt Việt Nam vào danh sách theo dõi vì cho rằng Việt Nam sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức trong 17 ngành hàng (sản xuất gạch, hạt điều, cà phê, đánh bắt cá…), trong đó có ngành bông và chuỗi cung ứng dệt may nhập từ Trung Quốc.



Có thể nói, nguyên nhân sâu xa của việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi về lao động trẻ em, cưỡng bức là do lệnh cấm nhập khẩu bông Tân Cương của Mỹ để cô lập Trung Quốc cũng là nhà sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ dệt may lớn nhất thế giới hiện nay. Trớ trêu thay chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu gắn bó rất đan xen, phụ thuộc lẫn nhau, trong đó các nhà sản xuất như Việt Nam và Bangladesh phải gặp trở ngại trong việc chuyển nguồn cung cấp ra khỏi Trung Quốc. Dù cạnh tranh với các nhà sản xuất hàng may mặc tìm nguồn cung ứng từ các thị trường phương Tây, nhưng chúng ta vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về vải và sợi, đặc biệt là nguyên phụ liệu cao cấp. Do đó, các nhóm vận động và một số chính trị gia Mỹ đã cáo buộc nhà sản xuất như Việt Nam “rửa bông vải Tân Cương” khi đóng vai trò trung gian trong sản xuất hàng may mặc bằng vải bông. Điều đó đồng nghĩa với việc  nếu tiếp tục sử dụng nhà cung cấp nguyên liệu của đất nước lớn nhất châu Á, Việt Nam phải đối mặt với các cuộc điều tra và các biện pháp phòng vệ thương mại chống lại xuất khẩu của Việt Nam liên quan mặt hàng dệt may.

Tuy nhiên, sau khi thông tin này được đưa ra, các trung tâm phá hoại tư tưởng, các cá nhân, tổ chức phản động trong và ngoài nước liên tục đưa tin, cho rằng Nhà nước Việt Nam đang bảo kê, bảo vệ cho các doanh nghiệp thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền của người lao động để trục lợi. Đây là những lời lẽ, luận điệu xuyên tạc, vu cáo, bởi lẽ, Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc quyền con người là giá trị chung của các quốc gia, dân tộc, vì thế tôn trọng, thực thi, bảo vệ nhân quyền là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Việt Nam cũng xây dựng các bộ luật để bảo vệ người lao động như Bộ Luật lao động năm 2019, cùng với đó, Việt Nam cũng là một trong những nước tích cực và chủ động tham gia vào hâu hết các công ước quốc tế về quyền con người vào người lao động như phê chuẩn, gia nhập 25 công ước cua Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản liên quan đến các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức…

Cho nên, các luận điệu xuyên tạc Nhà nước Việt Nam bảo kê cho các hoạt động cưỡng bức lao động, sử dụng trẻ em, không bảo vệ quyền lợi cho người lao động của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động nhằm mục đích bôi nhọ, chống phá Nhà nước Việt Nam. Các hành động đó không phải là hành động của người VIệt yêu nước, có trách nhiệm với xã hội mà đó là những hoạt động vu cáo Nhà nước Việt Nam về dân chủ, nhân quyền, mục đích của chúng là phá hoại tư tưởng, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét